Câu hỏi
Bác cho cháu hỏi bé nhà cháu 26 tháng, ngày 26/5 bé đã uống vitamin a viên màu đỏ ở phường. Tuy nhiên do không biết nên các cô ở lớp cho bé uống thêm 1 liều nữa vào ngày 31/5, uống xong bé ói. Như vậy có quá liều và ảnh hưởng gì không ạ ? Xin cám ơn bác
Bác sĩ tư vấn
BS. Dương Thị Thuỷ
Bạn Thi thân mến,Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Vitamin A (tên khác là retinol) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Trong cơ thể, vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ. Vitamin A còn là chất cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa. Nếu thiếu hụt liên tục vitamin A sẽ sinh ra một loạt các thay đổi, có tính chất hủy hoại nhiều nhất diễn ra ở mắt, mà đáng sợ hơn cả là bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A hàng ngày ở trẻ em là 400mcg (khoảng 1.330 IU). Theo khuyến cáo, với trẻ 6-36 tháng tuổi đã uống vitamin A trong chương trình bổ sung vi chất dinh dưỡng (6 tháng một lần, trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi bổ sung liều vitamin A 100.000 đơn vị quốc tế (IU); trẻ sau 12 tháng tuổi uống liều 200.000 đơn vị quốc tế (IU). Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến thừa, thậm chí ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng ngộ độc đặc trưng là: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan - lách to, nhức đầu, calci huyết cao, sưng đau dọc các xương dài (ở trẻ em),... Khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thể kém phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm. Ngộ độc cấp tính nói chung xảy ra ở liều 25.000 IU/kg và ngộ độc kinh niên diễn ra ở 4.000 IU/kg mỗi ngày trong thời gian 6-15 tháng. Tuy nhiên, ngộ độc ở gan có thể diễn ra với các mức thấp tới 15.000 IU/ngày, với liều gây ngộ độc trung bình là 120.000 IU/ngày. Ở người có chức năng thận suy giảm thì 4.000 IU/kg mỗi ngày cũng có thể gây ra với các tổn thương đáng kể. Trường hpwj của bạn bé có bổ sung 2 lần vitamin A, nhưng đây chưa phải là liều ngộ độc cấp, hơn nữa sau uống liều 2 trẻ bị nôn nên bạn đừng quá lo lắng. Bạn nên theo dõi trẻ tại nhà, nếu bé có biểu hiện: nôn ói, tiêu chảy, co giật.... thì bạn nên cho trẻ đi khám ngay. Chúc bạn và gia đình sức khoẻ, Bác sỹ Dương Thị Thuỷ.