Câu hỏi
bác sĩ cho e hỏi: bé nhà e đc 4 tháng, ăn cả sữa mẹ và sữa ngoài, đi ị bình thường nhưng bé đánh hơi thì cực kì khó, bé vặn vẹo, khóc, rặn, vò đầu bứt tai mới ra đc hơi, nhất là ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, e ko biết bé bị làm sao ah?
Bác sĩ tư vấn
BS. Trần Thị Kim Ngọc
Chào chị Thắm!Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến iCNM, Có rất nhiều yếu tố sinh lý từ môi trường tác động đến bé khiến trẻ hay vặn mình và giật mình như: Nơi ngủ không được thoải mái, ấm áp. Có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh. Do trẻ đói: Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ và mỗi lần bú bé chỉ bú được 1 lượng sữa ít. Do vậy, mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn (từ 2 – 3 giờ bú 1 lần). Cũng không nên cho bé bú nhiều vì sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa sau mỗi lần bú. Phản ứng khi rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn như đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra ngoài. Do môi trường xung quanh không tốt với trẻ như: tã bé bị ướt, mẹ quấn khăn bé quá chật chội,.. Thông thường những nguyên nhân sinh lý trên sẽ gây ra biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình khi thức hay ngủ. Đây đều là những biểu hiện sinh lý bình thường, hiện tượng trên chỉ kéo dài trong vài phú sẽ hết. Tình trạng hạ canxi máu: Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị thiếu canxi nếu như không được chăm sóc hợp lý. Các triệu chứng báo động thường là: trẻ dễ kích động, ngủ không ngon giấc, trẻ hay quấy khóc về đem, văn vẹo, gồng mình khi ngủ. Ngoài ra còn có thêm các biểu hiện khác như: bé bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, hay nôn ói, chậm lên… hoặc xuất hiện các dấu hiệu của bệnh còi xương. Một số bệnh lý khác cũng khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình khó ngủ như: da bé bị tổn thương do ngứa, nóng rát hoặc tai bé bị côn trùng chui vào. Với các trường hợp trẻ quấy khóc nhiều, kèm thoe dổ mồ hôi trộm trẻ mẹ nên cho trẻ đi khám để được đánh giá chẩn đoán tình trạng bệnh. Đối với trường hợp đánh hơi khó, cha mẹ có thể giúp đỡ cho trẻ bằng cách xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ khoảng 15-20 phút/lần x 2-3 lần / ngày, đồng thời cho trẻ ngậm ti đúng cách tránh hiện tượng nuốt quá nhiều khí, hơi khi trẻ bú . Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà chị vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Tải app tại icnm.vn/app Địa chỉ: MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Chúc chị nuôi con mạnh khỏe! Bác sĩ Trần Thị kim Ngọc