Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi trẻ đang điều trị viêm phổi không may bị nhiễm lạnh thì biểu hiện như thế nào và có nguy hiểm đến tính mạng ko ạ.
Bác sĩ tư vấn

BS. Trần Thị Kim Ngọc
Chào chị Phạm Lan,Viêm phổi là một trong những bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ nhỏ nhưng chủ yếu là do vi khuẩn và virus. Bệnh có thể được phát hiện sớm dựa vào các triệu chứng dễ nhận biết. Phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong ở trẻ.Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cả khi chụp Xquang. Đây cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dể tìm: đồng hồ có kim giây. Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không, gọi là thở nhanh khi: - Nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng, - Từ 50 lần /1 phút trở lên ở trẻ từ 2- 11 tháng, - Từ 40 lần /1 phút trở lên trẻ từ 12 th đến 5 tuổi. Khi đó trẻ đã có triệu chứng thở nhanh, cần được đưa đến Cơ sở Y tế thăm khám và điều trị ngay. Khi bị viêm phổi, trẻ không phải lúc nào cũng cần nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Khi này, bốn công việc cần phải làm là: a- Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp: là điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc. Không được tự ý ngưng thuốc dù trẻ có vẻ đã tốt hơn. b- Điều trị các triệu chứng kèm theo (sốt, khò khè, …) theo hướng dẫn của thầy thuốc. c -Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà : Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, cần thông thoáng mũi bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn. Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng - giảm ho và tránh mất nước . Ho là vấn đề mà các bậc cha mẹ rất quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý ho chính là 1 phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngũ, đau tức ngực, đau rát họng, … chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. TCYTTG cũng như Bộ Y Tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo , thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng, hoa hồng bạch… Nếu cần sử dụng thuốc ho, nên dùng các loại thuốc ho sirop có thành phần chính là thảo dược an toàn và phù hợp cho trẻ em. d - Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng. Đây cũng là một phần quan trọng trong điều trị. Tái khám theo hẹn: Trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không. Khám lại ngay: Cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: Thở khó khăn hơn ( thở nhanh hơn, thở co lõm lồng ngực ), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh đã trở nặng, cần nhập viện ngay. Các triệu chứng của đường hô hấp có thể bị lẫn với nhau ,Nếu trong bé nhà chị vẫn đang trong đợt điều trị viêm phổi, mà có thêm bất kì triệu chứng nào chị cũng nên đưa bé tái khám để đánh giá tình trạng. Hiện tại Chuyên khoa Nhi BV MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ tâm huyết và nhiều kinh nghiệm, chị có thể cho bé tới thăm khám . Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe . BS Trần Thị Kim Ngọc .