Câu hỏi
bé e được 3 tuần tuổi. bé rất háu bú và nếu k cho bú bé khóc ầm lên k ngớt. nhưng mỗi làn đòi bú nhiều thì bé hay ọc sau đó, ọc ra khá nhiều ạ. 1 ngày ọc khoảng 1-2 lần như vậy. cho e hỏi bé ọc vậy hoài có sao k ạ? e lo quá k biết làm sao để cải thiện. bé bú mẹ kèm 1-2 cử sct mỗi ngày. có ngày k bú sct nữa. e có ẵm bé nâng đầu cao và có vác lên vai cho ợ hơi. nhưng có lúc bé ợ, lúc k ợ mà bé ngủ say nên e đặt bé xuống nằm ạ. e k biết fải điềuu chỉnh cho bé như thé nào và để hạn chế tình trạg ọc của bé. và ọc như thế nào, bao nhiêu lần thì nguy hiểm ạ
Bác sĩ tư vấn

BS. Nguyễn Thị Hiền
Bạn Nhi thân mến! 1. Nôn, trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thường trẻ sơ sinh, dạ dày nằm ngang, vì một nguyên nhân nào đó gây tăng nhu động ruột hoặc ăn quá no, trẻ sẽ bị nôn, đặc biệt sau ăn. - Khi trẻ bị nôn, trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên. Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ. Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ. Lau người bằng nước ấm và thay đồ cho trẻ. 2. Phòng trẻ bị nôn trớ: - Không ép trẻ ăn quá no, sau khi ăn phải bế trẻ vỗ ợ hơi - Không bế xốc trẻ hoặc đùa khi trẻ vừa ăn no. - Hàng ngày massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ, massage theo đường khung đại tràng theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái, giúp tăng nhu động ruột, đại tiện đều, làm giảm chướng bụng và nôn trớ - Tránh cho các bữa ăn quá gần nhau (< 2,5 – 3h) với trẻ đủ tháng. Với bạn cần lưu ý nếu con đã bú đủ sữa mẹ nghĩa là sau bú no trẻ ngủ say, thì không cần thêm sữa công thức. Bú xong bạn có thể bế vác, vỗ lưng cho trẻ ợ hơi. Nếu bạn thực hiện như vậy mà trẻ không đỡ có thể đưa trẻ đến viện để bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám và tư vấn chế độ ăn cụ thể cũng như hướng dẫn cách chăm trẻ để hạn chế trẻ nôn, trớ. Chúc bạn sức khoẻ! Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền.