Câu hỏi
bé nhà e bị ọc sữa thì e phải làm sao ạ va nên uống thuốc j ạ cách chữa trị tại nhà là j ạ
Bác sĩ tư vấn
BS. Trần Thị Kim Ngọc
Chào chị Phượng,Cảm ơn chị đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Tình trạng ọc sữa thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản, và đôi khi thức ăn sẽ trào lên miệng và gây ra tình trạng ọc sữa ở trẻ. Trẻ sơ sinh có thể bị ọc sữa do sinh lý và ọc sữa do bệnh lý. Trẻ bị ọc sữa do sinh lý Trẻ sơ sinh từ 1 - 2 tháng sẽ thường xuyên ọc sữa hơn so với trẻ lớn hơn. Nguyên nhân do sự phát triển và hoạt động của đường tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, dễ có những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn như van không được đồng bộ và không giữ được tác dụng của van một chiều. Bé ăn hay bú sữa mẹ quá nhiều, vượt ngưỡng; Mẹ cho bé bú chưa đúng tư thế, bé bú bình sai cách dẫn tới hít quá nhiều khí vào dạ dày; Bé vừa ăn no mẹ đã đặt bé nằm ngay; Mẹ quấn tã cho bé quá chặt. Ọc sữa do bệnh lý 1.Bệnh lý nội khoa Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: tiêu chảy, loạn khuẩn đường ruột; Viêm đường hô hấp trên; Bệnh nhiễm trùng thần kinh: viêm màng não mủ; Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin; Hội chứng sinh dục thượng thận; Rối loạn thần kinh thực vật: co thắt môn vị 2. Bệnh lý ngoại khoa Bé mắc dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản; các nguyên nhân này dẫ đến tình trạng bé hay nôn trớ trong ít ngày đầu mới sinh; Bé bị tắc ruột, xoắn ruột: biểu hiện đi kèm đó là nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, phân có máu, dịch dạ dày màu nâu đen. Cách khắc phục tình trạng ọc sữa của trẻ Cách khắc phục ọc sữa sinh lý Để giảm trừ nguy cơ bé bị nôn trớ, mẹ có thể chia nhỏ thời gian bú để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Cụ thể, mẹ cho bé bú ít lại, thay vào đó là tăng số cữ bú để con không bị thiếu sữa. Sau khi bú, bé nên được bế ở tư thế thẳng đứng trong vòng 30 phút. Nếu trẻ bú mẹ nên cho trẻ bú bầu ngực bên trái trước sau đó mới chuyển sang bên phải. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Mẹ cũng không cho trẻ bú quá lâu, trung bình 10 phút mỗi bên ngực và tổng thời gian bú là 20 phút. Bú quá lâu khiến trẻ nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú/ nghiền ti, chênh lệch thời gian bú và dễ gây ra tình trạng ọc sữa. Không nên để trẻ quá đói rồi mới cho bú. Không gian cho trẻ bú cần yên tĩnh, không ồn ào, bé cần tập trung bú đúng cách và được bế đúng tư thế tạo cảm giác thoải mái nhất. Khi nằm, mẹ nên cho bé sử dụng các loại gối chuyên dụng. Bé ngay sau khi bú xong cần được vỗ ợ hơi, không nên bế xốc trẻ lên để vui đùa hay ép vào bụng bé. Với trẻ bú bình, tư thế bú tốt nhất là nghiêng 45 độ và sử dụng các loại núm vú đặc biệt để bé không hít quá nhiều khí thừa. Với trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần kiểm soát tốc độ chảy của dòng sữa để bé không bị ngập miệng. Lúc này, thực phẩm trong dạ dày dễ bị trào lên và gây ra hiện tượng nôn trớ. Nếu mẹ đã thử tất cả các bước làm trên nhưng hiện tượng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ không giảm, mẹ nên đưc bé đến khám tại các đơn vị y tế và nhận lời khuyên từ các bác sĩ. Chúc bé luôn khỏe mạnh, BS Trần Thị Kim Ngọc.