Câu hỏi

bs cho e hỏi bệnh Thalassemia thể nhẹ có nguy hiểm ko ạ? cần phải chữa trị như nào ạ? e cảm ơn.

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Trần Tiến Tùng

Bệnh Thalassemia thể nhẹ thường không nguy hiểm và không cần điều trị gì đặc biệt, việc điều trị thường thực hiện với những thể vừa và nặng của bệnh, gây thiếu máu nhiều. Hiện nay các phương pháp chính điều trị bệnh Thalassemia phổ biến là: - Điều trị thiếu máu Bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu áp dụng biện pháp truyền hồng cầu, với mức Hemoglobin là 7g/dl, sau 2 lần kiểm tra mà không có nguyên nhân nào khác, hay >7g/dl mà có biến dạng xương. Để phòng và xử trí các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra do truyền máu, người bệnh cần phải được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế có truyền máu. Người bệnh phải vào viện truyền máu định kỳ, trung bình 1 lần/tháng. Truyền máu liên tục: Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ thông báo khoảng thời gian cần thiết phải đi truyền máu. - Điều trị ứ sắt Để điều trị tình trạng ứ sắt, bác sĩ có thể áp dụng biện pháp thải sắt bằng thuốc tiêm hoặc uống. Khi ferritin huyết thanh >1000 ng/ml là lúc nên bắt đầu thải sắt, thường là sau truyền khoảng 20 đơn vị hồng cầu lắng. Thải sắt định kỳ: Bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hoặc tiêm để thải sắt định kỳ nhằm giảm những biến chứng. Bạn sẽ phải điều trị thải sắt cả đời. Trẻ bị tan máu bẩm sinh cần được truyền máu và thải sắt định kỳ Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn không dùng vitamin hoặc chất bổ sung có chứa sắt. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn cần truyền máu vì sắt có thể tích tụ trong các mô, có thể gây tử vong. Nếu bạn phải truyền máu nhiều lần, bạn cũng có thể cần điều trị thải sắt. Điều này thường liên quan đến việc tiêm chất hóa học liên kết với sắt và các kim loại nặng khác, giúp loại bỏ thêm sắt từ cơ thể của bạn. - Cắt lách Phương pháp điều trị bệnh Thalassemia bằng biện pháp cắt lách chỉ khi truyền máu ít hiệu quả hoặc lách to quá gây đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. - Ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy) Áp dụng với bệnh nhân bị bệnh mức độ nặng, là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có mặt hạn chế là này khó tìm được người cho tế bào gốc phù hợp. Chúc bạn sức khỏe !

Nguồn: medon

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 13:51 30/07/2021
Cho em hỏi bệnh thiếu máu não trị tận gốc được không ạ ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 09:22 30/07/2021
Dạ cho em hỏi viêm đường hô hấp trên nó có làm cho mình ngứa đau cơ khớp hay là chóng mặt đau đầu gì ko ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:23 30/07/2021
bs cho e hỏi kết quả xét nghiệm máu MCV 72.6 fl là làm sao ạ ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:18 30/07/2021
ăn hoài không mập,uống sữa thuốc bổ không mập được,mọi người bảo máu nóng ko mập nổi
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 00:15 30/07/2021
Chào bs ạ! Mẹ con 55 tuổi. Do lo lắng về Covid nên mẹ con bắt đầu có triệu chứng mất ngủ hơn 2 tuần nay. Mẹ con bị đau nặng vùng sau đầu lan xuống cổ rồi tới 2 bả vai, thỉnh thoảng đau ở trán nhưng nhẹ, cảm thấy nặng ở hốc mắt. Đây là bệnh gì ạ? Cảm ơn bs.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 11:10 29/07/2021
chào bác sĩ. e năm nay 27t 3 ngày nay tự dưng lỗ rốn bị đau. ấn vào lỗ rốn thấy đau. bụng bị to trướng. cuối xuống ngồi xuống thấy đau. dạ cho e biết là bệnh gì ạ. ăn uống bình thường bụng thì không đâu. chỉ ấn vào rốn thì thấy đâu
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 13:58 28/07/2021
Em năm lớp 6 bị nỗi mề đai gd em có chở em đi khám uốg nhiều thuốc thuốc tây lẫn thuốc nam Sau đó em hết và em tăng 10kg từ 28 lên 38 Và từ đó em ko còn mập và cao lênBây giờ em lên 12 mà vẫn 38kg và cao 1m52 thoi ạ Mặc dù em cố gắn lm mọi cách
Bác Sĩ Tư Vấn
Nội Khoa