Câu hỏi
Bs cho em hỏi, trước kia em ko bị tình trạng viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi. Khoảng 1 năm gần đây em bị tình trạng này, giờ em đeo khẩu trang lâu cũng khiến em hắt xì vs chảy nc mũi. Bs cho em hỏi đây có phải là bệnh viêm mũi dị ứng ko ạ, hướng xử lý ntn ạ. Em cảm ơn Bs
Bác sĩ tư vấn
BS. Nguyễn Phương Dung
Một số nguyên nhân khi bạn bị ngạt mũi, hắt hơi: * Ngạt mũi, hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như lạnh, các chất kích thích (bụi, mùi hành cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải…). * Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường hay sự nở rộ của các loài hoa xuân cũng khiến những người bị dị ứng mũi họng rất ngại, họ biết trước được rằng cứ đến mùa đó họ lại bị hắt hơi ngạt mũi thường xuyên nên rất khó chịu mà không thể tránh được (trừ khi họ thay đổi môi trường sống). * Dị nguyên đường thở: Bao gồm những tác nhân tồn tại trong không khí như mạt bụi, phấn hoa, hóa chất, lông thú, bọ ve, cỏ khô… Một số yếu tố như phấn hoa, cỏ khô thường xuất hiện vào một số thời điểm trong năm như mùa hè và mùa thu, gây viêm mũi theo mùa. Những bệnh nhân dị ứng với tác nhân khác như mạt bụi, bọ ve có thể bị dị ứng quanh năm. * Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm độ ẩm không khí, áp suất và nhiệt độ cũng biến đổi. Khi đó niêm mạc mũi không kịp thích nghi sẽ gây ra tình trạng ngạt mũi, chảy dịch mũi, hắt hơi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em và những đối tượng có sức đề kháng yếu. * Thuốc: Nhiều người có thể mắc bệnh do dị ứng với một số loại thuốc như thuốc thông mũi, thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi… * Thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, kích hoạt viêm mũi dị ứng như: Động vật có vỏ, hải sản, trứng, socola… * Cấu trúc mũi dị thường: Cấu trúc mũi không bình thường như mũi vẹo, lệch vách ngăn, mào vách ngăn, khối u, polyp mũi.. Để góp phần hạn chế tình trạng này người bệnh không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Và nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Cần bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc). Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Vì vậy, cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm. Khi tình trạng mũi không cải thiện nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, viêm xoang, phế quản dị ứng, hen suyễn, khối u mũi xoang. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc để điều trị. Chúc bạn sức khoẻ tốt! Bác sĩ Nguyễn Phương Dung Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24) của MEDLATEC hoặc hotline 0945988588 (trong giờ hành chính), hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng MedOn . Hệ thống y tế MEDLATEC:- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân: Số 3, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội- MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM - Và các chi nhánh tại 15 tỉnh thành, thực hiện dịch vụ xét nghiệm tại nhà ở 43 tỉnh thành khác trên toàn quốc.