Câu hỏi

Bsi cho e hỏi về loại thuốc giảm đau nào ít ảnh hưởng đến gan k ạ. Đến kì kinh nguyệt thực sự e rất đau, chỉ có thể nằm k thể làm đc gì cả. Mong bsi tư vấn giúp e với ạ.

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Trần Tùng

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi cấu hỏi đến iCNM, * Có 2 nguyên nhân gây đau bụng kinh, đó là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Theo đó, đau bụng kinh nguyên phát khá phổ biến và ít nghiêm trọng hơn đau bụng kinh thứ phát, mặc dù cả hai tình trạng đều gây nên sự đau đớn trầm trọng. - Khi cơ thể giải phóng một chất hoá học gọi là prostaglandin, làm cho cơ tử cung co lại để đẩy lớp niêm mạc giàu mạch máu ra ngoài. Nồng độ prostaglandin càng cao thì sự co bóp ở tử cung càng mạnh, cơn đau bụng kinh sẽ càng đau. Tình trạng trên chính là đau bụng kinh nguyên phát. - Đau bụng kinh thứ phát là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây nên, như lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu, bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục, gặp vấn đề với dụng cụ đặt trong tử cung (còn gọi là IUD), hoặc u xơ tử cung. Đau bụng kinh thứ phát nghiêm trọng hơn và thường ảnh hưởng đến phụ nữ đã có kinh trong nhiều năm. Tình trạng này cũng sẽ gây đau đớn ngay cả khi người đó không gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc trong khi hành kinh. Do đó, nếu bạn bị đau bụng kinh thứ phát, bạn sẽ phải cần nhờ đến các phương pháp điều trị y tế và nên đi khám càng sớm càng tốt. * Sử dụng thuốc giảm đau là biện pháp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh như sau: - Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs): Hiện nay các thuốc phổ biến được sử dụng là ibuprofen, diclofenac, naproxen, acid mefenamic. Các thuốc này có tác dụng phụ chủ yếu lên dạ dày, nên không dùng cho người tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng. - Paracetamol & Caffein: Paracetamol là thuốc giảm đau nhẹ và là lựa chọn hiệu quả khi bệnh nhân không thể sử dụng NSAIDs do những tác dụng phụ trên dạ dày. Tuy nhiên những thuốc này lại gây hại cho gan - Thuốc chống co thắt: Hyoscine có tác dụng chống co thắt sẽ làm giảm những cơn quặn thắt của đau bụng kinh. Khi dùng thuốc này có thể gây khô miệng, táo bón, giảm tầm nhìn do tác dụng kháng cholinergic. Do vậy, nó chống chỉ định cho phụ nữ có glaucoma góc hẹp hoặc đang dùng các thuốc có tính kháng cholinergic khác. - Thuốc ngừa thai: Thuốc tránh thai đường uống là liệu pháp điều trị bằng hormon có thể làm giảm đau bụng kinh tới 90%. Cơ chế của thuốc là giữ cho hormone cơ thể ở trạng thái ổn định, do đó ít mô được phát triển trong niêm mạc tử cung nên không kích hoạt sản xuất prostaglandin, từ đó không gây ra cơn đau bụng kinh. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc này bao gồm thay đổi tâm trạng, đau đầu, buồn nôn, đau ngực, tăng cân do giữ nước. Thuốc không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú * Sử dụng thuốc giảm đau là con dao hai lưỡi, nên sẽ không có cách nào dùng thuốc mà không gây hại gì cho bạn được. Ngoài cách sử dụng thuốc thì bạn có thể thực hiện việc thay đổi lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao và duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ để đẩy lùi các cơn đau bụng kinh. Bạn nên đi khám để bác sĩ tìm phương án dùng thuốc giảm đau hiệu quả nhất cho bạn Chúc bạn sức khỏe! BS Trần Tiến Tùng. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24) của MEDLATEC hoặc hotline 0945988588 (trong giờ hành chính), hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Hệ thống y tế MEDLATEC:

Nguồn: icnm

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 13:00 30/10/2020
Bsi ơi e mới sinh con dc hơn 3 thang mà sau khi hết máu sản dịch thì khoảng nửa thág sau e lại thấy ra máu kinh r.hiện tại thì cứ thg e lại ra máu kinh 1 lần ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 12:44 30/10/2020
Xin chào bác sĩ. Em đã đăng ký làm xét nghiệm nồng độ beta tại nhà ở bv Medlatec. Lần đầu tiên là vào ngày thứ 11 sau khi quan hệ, kết quả là 34.80. Lần thứ 2 là sau đó 3 ngày, nghĩa là vào ngày thứ 14 sau khi quan hệ thì kết quả beta là 289.7. Nồng độ beta của em tăng như vậy có được gọi là ở ngưỡng bình thường không ạ? Lần đầu tiên bv có gọi cho em để tư vấn nhưng lần thứ 2 thì em lại không thấy gọi ạ. Và chu kỳ kinh của em là 30 ngày rất đều đặn. Nếu tính tuổi thai theo chu kỳ nguyệt san của mẹ thì có phải là em đã có thai được 4 tuần đúng không ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 09:17 30/10/2020
Chào bác! Cho em hỏi ,trẻ nhà em 14tháng tuổi ,5,6 hôm nay bé hay đi ngoài nhiều,bé đi ngoài 3/4 lần ,bé có sao không Bác,em định đưa Bé đi khám.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:53 30/10/2020
E thai 36w2d chiều dài xương đùi 66mm Bác sĩ bảo hơi ngắn lam e hoang mang quá ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:47 30/10/2020
Cho em hỏi , em đi siêu âm ở phụ sản TW thì cho kết quả là giãn não thất 2 bên , 9mm và 10mm và chi dưới bất thường , cho em hỏi là mình nên làm gì tiếp theo ,
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:31 30/10/2020
có nang trống âm kích thước 37× 44 mm là bị làm sao ak
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 05:29 30/10/2020
Thưa bsi, ngy e có kinh mới bắt đầu từ ngày hôm qua là 29,vậy thì đến ngày nào là ngày rụng trứng ạ. Và tính theo chu kỳ thì ngy e thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt bnhieu ạ. Có phải bao ngày ko ạ. E tính theo áp Flo thì đến tận 20-11 mới có kinh cơ ạ.! Bsi tue vấn e với ạ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Tổng Quát