Câu hỏi

cách đây 2 tháng t bị nứt kẽ hậu môn, đi khám đc chẩn đoán trĩ nội và đc kê thuốc bôi, t bôi thuốc xong đã đỡ được 1 thời gian, nhưng gần đây sau khi đi vệ sinh t thấy hậu môn cứ nhột nhột, gai gai phía bên trong, có phải bệnh trĩ của tôi đã nặng lên ko ạ?

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Vũ Thanh Tuấn

Chị Ngọc Anh thân mến! Nứt hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau, thường xảy ra sau khi cố rặn phân cứng. Đây là một trong những bệnh lý điển hình thường gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đại tiện. Nứt hậu môn có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: - Nứt hậu môn mạn tính: Nứt hậu môn không lành sau 6 tuần sẽ trở thành mạn tính. - Nứt hậu môn tái phát. - Vết nứt lan vào cơ vòng hậu môn: làm cho vết nứt khó lành cần điều trị bằng thuốc hoặc phải phẫu thuật. Với tình trạng có cảm giác khó chịu như chị sau điều trị nứt kẽ hậu môn thì có thể chị bị tái phát nứt kẽ hậu môn. Dĩ nhiên cũng có một số vấn đề khác như trĩ, giun hoặc các tổn thương viêm cũng có thể gây ra triệu chứng như vậy, nhưng nghi ngờ cao nhất vẫn là nứt kẽ hậu môn tái phát. Trước mắt chị nên thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng của mình: - Thay đổi thói quen đi đại tiện của bạn thân, mỗi ngày nên đại tiện theo một giờ giấc cụ thể. - Khi bị táo bón thì không được dùng sức để rặn, hãy cố gắng đi nhẹ nhàng, nếu không được có thể dùng nước muối ấm hoặc mua thuốc thụt để thụt tháo phân. - Sau khi đi đại tiện phải vệ sinh sạch sẽ, có thể vệ sinh bằng nước sau đó lau khô bằng vải sạch. Không nên sử dụng giấy thơm hoặc để hậu môn bị ẩm ướt có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn. - Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Ăn nhiều các chất xơ có từ rau xanh, đặc biệt nên ăn các loại thực phẩm như củ cải, khoai môn, khoai lang, … Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, các đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, ... Hạn chế uống rượu bia, cà phê. Không hút thuốc lá. Bổ sung hàm lượng nước cần thiết, đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ngày. Có thể uống nước ép rau củ, nước hoa quả, … nhằm kích thích nhu động ruột giúp làm mềm phân để đi tiêu dễ dàng hơn. Nếu sau 1 thời gian không thấy cải thiện hoặc bị nặng hơn, chị nên đi khám lại bác sĩ để được kiểm tra lại và điều trị phù hợp. Chúc chị khoẻ mạnh!

Nguồn: medon

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 02:13 17/08/2021
đã đến lúc thuốc đã hết uống hàng ngày về cao huyết áp do bác sĩ chỉ định nhưng hiện tại tại không liên lạc được bác sĩ vì bác Sĩ bận chống dịch nên làm thế nào để mua thuốc ngoài uống tiếp tục à
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 09:06 16/08/2021
Dạ bác sĩ cho em hỏi ba em bị bệnh tiểu đường đã 14 năm. Hiện tại chân ba em bị sưng rất to và có 1 ngón chân đã bị đen chảy máu ra nhiều và có mùi rất hôi. Bác sĩ cho em hỏi có phải chân ba em đã bị hoại tử không ạ và có phải ba em sẽ bị cưa chân không ạ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 09:03 15/08/2021
Em đã test covi âm tính và được xét nghiệm máu bác sĩ chẩn đoán sốt siêu vi. Sau khi uống thuốc lại có cảm giác tim đập nhanh mạnh, 2 cánh tay và chân tê rần rần
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 06:24 15/08/2021
bác sĩ tư vấn giúp em . hôm nay em đi làm em vô tình bị một cây kim tiêm đã bị gãy rời đâm vào đầu ngón chân nhìn một nửa cây kim bị gãy đó vẫn đang còn mới và không dính máu . e đã nặn hết máu ở vết thương ra .e cảm thấy hoang mang quá bs tư vấn giúp em ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 02:54 15/08/2021
em bị nổi 3 hạch nhỏ ở cổ không đau,không sốt, và khó vận động ở cổ (hơi căng cổ) ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 01:48 15/08/2021
Chỉ số D.dimer của tôi là 545 cao hơn ngưỡng 45,như vậy tôi có phải uống thuộc k và uống loại gì; nếu cần siêu âm thì siêu âm mạch k
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 15:38 14/08/2021
mỗi tối e hay đau bụng rồi cứ làm e khó chịu như muốn di cầu chứ không ra được là bị gì v bác sĩ
Bác Sĩ Tư Vấn
Nội Khoa