Câu hỏi
chào bác sĩ bé e gần được 7 tháng,hơn 1 tháng trở lại đây bé ngủ rất trằn trọc không sâu giấc,nửa đêm tỉnh rất nhiều lần,bứt dứt lật xoay rồi khóc chút lại ngủ lại,cứ cách 1 tiếng lại như vậy,bác sĩ cho e hỏi có biện pháp nào cho bé ngủ sâu giấc xuyên đêm k
Bác sĩ tư vấn
BS. Dương Thị Thuỷ
Bạn Hà thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến iCNM, Hiện tượng khóc đêm ở trẻ không phải là hiếm gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây trẻ khó chịu và quấy khóc về đêm rất phổ biến mà các bậc phụ huynh nên tham khảo và áp dụng vào việc quan sát những biểu hiện trẻ để chủ động hạn chế trẻ hay khóc về đêm. - Quấy khóc do tiểu dầm. Khi tã lót ướt sũng vì nước tiểu, trẻ sẽ ngủ không ngon giấc, lăn qua lăn lại, quấy khóc... - Bé bị nghẹt mũi, làm cho bé khó thở bằng mũi, có khi trẻ phải dùng miệng để thở. Không khí khô bên ngoài tác động vào cổ họng làm cho trẻ bị khô họng dẫn đến ho khan và gây cảm giác rất khó chịu. Lúc này, các bậc phụ huynh nên dùng các loại thuốc rửa mũi sinh lý để làm sạch mũi trẻ, làm mềm vảy mũi, làm sạch bộ phận xoang mũi, từ đó trẻ mới hít thở được dễ dàng và tiếp tục ngủ ngon giấc. - Chú ý nhiệt độ phòng ngủ. Nhiệt độ phòng ngủ của bé phải được điều chỉnh sao cho thích hợp, không nên nóng quá hay lạnh quá, nên mặc áo ấm hơn là đắp mền cho bé vì bé hay đạp bỏ mền khi ngủ sẽ dễ bị cảm lạnh. - Những tác nhân gây dị ứng cho bé. Những tác nhân này có thể làm đường hô hấp của bé bị kích ứng dẫn đến quấy khóc. Những tác nhân gây kích ứng này có nguồn gốc từ khói thuốc,phấn rôm, thuốc xịt côn trùng, mùi nước sơn... Do đó cần phải đảm bảo phòng ngủ bé được thoáng mát, không khí được lưu thông, hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng như trên, giữ cho phòngđược sạch sẽ và không khí trong phòng được trong lành. - Tiếng ồn: Tiếng ồn hay âm thanh bấtngờphát ra khi trẻ đang ngủ có thể đánh thức trẻ, làm trẻ bị giật mình và quấy khóc. Do đó nên cố gắng giữ phòng ngủ được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn hay âm thanh lớn hay khi lựa chọn phòng ngủ cho bé nên chọn vị trí yên tĩnh để trẻ được ngủ giấc ngủ sâu. - Bé bị cảm sốt. - Tiêu hóa không tốt. Trẻ bắt đầu tập ăn dặm trẻ ăn các loại thức ăn dễ bị dị ứng hay khó tiêu, trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc. - Hoạt động quá mức. Do hệ thống thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó nếu ban ngày có những hoạt động quá sức có thể làm cho não bộ trẻ vẫn còn trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên la khóc khi đang ngủ, hiện tượng này xảy ra giống như trẻ gặp phải ác mộng vậy. Vì thế, ban ngày không nên để trẻ hoạt động vui chơi quá mức làm não bộ đạt mức hưng phấn cực độ nhằm bảo đảm giấc ngủ trẻ được an lành. - Còi xương thiếu vitamin D: trẻ khó vào giấc ngủ, trằn trọc, đổ mồ hôi trộm, thóp chậm liền, chậm vận động... Bạn có thể đưa trẻ đi khám để được đánh giá và tư vấn. Chúc bạn và gia đình sức khoẻ! Bác sĩ Dương Thị Thuỷ.