Câu hỏi
Chào bác sĩ! Bé nhà e 2m5d bị hăm tã đỏ ửng 2 bên mông. Hiện ngày cháu k đóng bỉm, chỉ đêm mới dùng 2h thay 1l. Cháu đã dùng fucidin, derimucin bôi sáng tối được 1w rồi mà chỉ k bị nổi nốt n vẫn mẩn đỏ ẩn dưới da. Bsi giúp có thuốc gì bôi đỡ. Do mấy hôm nay đi xì xoẹt nhiều càng mẩn đỏ.
Bác sĩ tư vấn

BS. Dương Thị Thuỷ
Bạn Hương thân mến,Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm. Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay… Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài… Vấn đề quan trọng nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Lựa chọn tã phù hợp với từng trẻ( tã vải, tã giấy chuyên biệt cho trẻ hăm...). Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm tã. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn. Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt. Dùng kem chống hăm cho bé. Kem chống hăm trên thị trường có nhiều loại, tuỳ mỗi trẻ có thể thích hợp với một loại khác nhau. Chống hăm da cho bé không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc, mà còn tùy vào nguyên nhân, triệu chứng để đưa bé đến bệnh viện khám chữa. Trường hợp con của bạn nên qua trực tiếp bệnh viện để bác sỹ chuyên khoa thăm khám, tư vấn chăm sóc và thuốc hợp lý. Chúc bé mau khoẻ, Bác sỹ Dương Thị Thuỷ.