Câu hỏi
chào bác sĩ bé nhà em sinh mổ ngày 27/01, sau sinh 20 tiếng bé bị vàng da, 3 ngày sau em có sữa thì bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến nay. cứ đều đặn 2-3 tiếng bé bú 1 lần, ngày khoảng 11-12 lần, đi phân vàng, tuy nhiên bé bị nôn trớ nhiều, mỗi lần bé bú nôn ra đói bé lại bú tiếp. em có cho đi khám vàng da thì kết quả như sau. mong bác sĩ tư vấn giúp ạ!
Bác sĩ tư vấn

BS. Dương Thị Thuỷ
Bạn Oanh thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho iCNM. Kết quả xét nghiệm của con bạn có tăng bilirubin trong máu, chủ yếu là bilirubin gián tiếp hay bilirubin tự do. Hiện tại bé đã gần 1 tháng tuổi, không rõ trẻ có tiền sử sinh non, ngạt không, ... Nguyên nhân của tăng billirubin gián tiếp kéo dài này thường do các nguyên nhân sau đây: - Trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh: thường vàng da kéo dài, trẻ táo bón, thoát vị rốn... - Trẻ bị thiếu men G6PD, đây là bệnh lý gây tan máu thường gặp ở trẻ sơ sinh có vàng da kéo dài. -Trẻ bị thiếu enzym glucuronyl transferase do các bệnh Gilbert gây vàng da nhưng nhẹ, không đe dọa tính mạng trẻ. Bệnh Crigler Najjar gây vàng da xuất hiện sớm, nặng, có thể gây vàng da nhân não. Nguyên nhân do trẻ đẻ non, thấp cân làm gan chưa trưởng thành gây vàng da thể nặng, nhất là trên trẻ có cân nặng khi đẻ thấp, giảm albumin máu, hạ thân nhiệt, hạ đường máu,... - Trẻ bị tổn thương gan do ngạt, nhiễm khuẩn, nhiễm độc… gây ức chế sản xuất các enzym gan. - Ngoài ra, rối loạn chức năng enzym hoặc sữa mẹ bị kích thích gây ức chế tổng hợp protein Z làm tăng bilirubin tự do. - Hoặc do thiếu các chủng vi khuẩn, đường tiêu hóa bị cản trở… làm bilirubin kết hợp khi qua ruột bị enzym bê-ta glucuronidase phân hóa trở lại thành bilirubin tự do tái hấp thu vào máu qua tuần hoàn ruột gan. Ngoài vàng da, trẻ có các triệu chứng đào thải chậm hoặc ít phân su. Hiện tại Bilirubin tự do của bé là 278,8 u/l và đã gần 1 tháng tuổi nên không có biến chứng nguy hiểm như vàng da nhân não và không còn chỉ định chiếu đèn cho bé nữa. Vậy để làm giảm billirubin máu, bạn nên cho bé bú mẹ nhiều hơn, tắm nắng hàng ngày, trung bình 30p-1h vào buổi sáng. Bạn cũng có thể đưa bé đến bệnh viện xét nghiệm tìm thêm các nguyên nhân nói trên. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24) của MEDLATEC hoặc hotline 0945988588 (trong giờ hành chính), hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM Hệ thống y tế MEDLATEC: - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. - Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội - Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội - Phòng khám Đa khoa MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe! Bác sỹ Dương Thị Thuỷ.