Câu hỏi
Chào bác sĩ! Bé nhà mình hiện đã được 11 tháng 18 ngày chỉ nặng 7.8kg ( sinh được 2.9kg). Khi khám bệnh có phát hiện bé bị thiếu máu. Bé bú mẹ hoàn toàn, chỉ bổ sung 150-300ml sct tùy ngày. Bé ăn được 3 chén cháo mỗi ngày, trái cây và sữa chua. Nhờ bác sĩ tư vấn cho bé chế độ dinh dưỡng phù hợp hoặc cần bổ sung các vi chất cần thiết nào cho bé được phát triển tốt hơn. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ tư vấn
![Doctor Avatar](/_next/image?url=%2Favatar-default.png&w=128&q=75)
BS. Trần Thị Kim Ngọc
Chào mẹ Minh Đăng.Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của MEDLATEC. Bé trai 11 tháng - 12 tháng tuổi , có chiều dài trung bình theo tuổi là 72-78 cm , cân nặng trung bình từ 8.4 - 10.8 kg . HIện tại bé đạt 7.8 kg <- 2SD so với chuẩn ( WHO 2006). Để trẻ phát triển toàn diện cần đánh giá sự tăng trưởng và các yếu tố vi chất thiết yếu. Để đánh giá sự tăng trưởng thường dựa vào các chỉ số cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay và tỷ lệ các phần của cơ thể: Tăng trưởng về cân nặng: Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ là 2800 – 3000g. Con trai lớn hơn con gái, con dạ thường nặng hơn con so. Cân nặng của trẻ tăng nhanh trong 6 tháng đầu, cân nặng gấp đôi khi trẻ được 4 – 5 tháng tuổi và đến cuối năm cân nặng tăng gấp 3 lúc đẻ. Từ năm thứ hai trở đi cân tăng chậm hơn, trung bình mỗi năm tăng 1,5kg. Tăng trưởng chiều cao. Chiều cao của trẻ sơ sinh trung bình 48 – 50 cm, con trai cao hơn con gái. Trong năm đầu chiều cao của trẻ tăng rất nhanh nhất là trong những tháng đầu sau đẻ. Trong 3 tháng đầu mỗi tháng tăng lên 3 – 3,5cm. 3 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng lên 2cm. 6 tháng cuối trung bình mỗi tháng tăng được 1 – 1,5cm. Lúc 12 tháng chiều cao của trẻ đạt được 75cm. Trên 1 tuổi trung bình mỗi năm tăng 5cm. Tăng trưởng vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay. Vòng đầu của trẻ sơ sinh là 32 – 34 cm, lúc 1 tuổi là 44 – 46 cm, 2 tuổi là 48cm và đến 5 tuổi vòng đầu là 50 cm. Vòng ngực lúc mới đẻ nhỏ hơn vòng đầu là 1 – 2cm, khoảng 30 – 31 cm. Đến 6 tháng tuổi vòng ngực đuổi kịp vòng đầu và sau đó vòng ngực phát triển nhanh hơn vòng đầu. Vòng cánh tay lúc 1 tháng tuổi khoảng 11cm và đạt được 13,5cm lúc trẻ tròn 1 tuổi. Trẻ từ 1 – 5 tuổi vòng cánh tay tăng chậm, đến 5 tuổi là 14 – 16cm. Để phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho trẻ em, trước hết cần phòng chống thiếu máu cho người mẹ. Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn người mẹ cần uống thêm viên sắt để cung cấp sắt qua rau thai và sau đẻ qua nguồn sữa mẹ. Ở trẻ nhỏ cần được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý. Trẻ lớn hơn: chế độ ăn cần đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, chú ý sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt. Hàng ngày nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu sắt nguồn động vật như: gan gà, lợn, bò, trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc… các thực phẩm này chứa loại sắt có tỷ lệ hấp thụ cao, đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ. Ngoài ra, các loại thực phẩm nguồn thực vật như các họ đậu: đậu tương, đậu xanh, đậu đen, lạc vừng cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng. Muốn hấp thụ sắt được tốt thì cần ăn các thức ăncó chứa nhiều Vitamin C như các loại rau và quả chín: chuối, đu đủ, cam, bưởi… Bên cạnh chế độ ăn, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ, vệ sinh cá nhân, và vệ sinh môi trường có vai trò quan trọng trong phòng chống thiếu máu ở trẻ em. Hiện tại , bé có biểu hiện thiếu máu , tuy nhiên chị cần kiểm tra kỹ hơn tình trạng cụ thể của những yếu tố dinh dưỡng liên quan góp phần gây nên thiếu máu ở trẻ , do xét nghiệm máu chị làm lúc trẻ đang bị ốm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều . Chị có thể kiểm tra khi sức khỏe bé hoàn toàn hồi phục. Hiện tại trên kênh iCNM của bệnh viện MEDLATEC có gói khám tổng quan phát hiện tình trạng thiếu vi chất ở trẻ, chị có thể đọc và tham khảo. Các chỉ số xét nghiệm đều được thực hiện trong LABO xét nghiệm đạt chuẩn chất lượng tại MEDLTEC, hoăc chị có thể đưa bé tới trực tiếp thăm khám tại MEDLATEC để BS cùng chuyên gia dinh dưỡng có thể thăm khám và đưa lời khuyên hợp lí. Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe. BS Trần Thị Kim Ngọc.