Câu hỏi
Chào bác sĩ có thai ở tuần thứ 18 nhưng nước ối bị đục thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ
Bác sĩ tư vấn

BS. Thân Ngọc Tuấn
Chào chị,Cảm ơn chị đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Nước ối có vai trò như một lớp đệm, bảo vệ và giúp cho thai nhi phát triển. Trong giai đoạn đầu, nước ối được hình thành do sự thẩm thấu của huyết thanh mẹ qua màng ối, hoặc thẩm thấu của huyết thanh con qua da thai nhi. Trong giai đoạn sau, từ lúc thai nhi được 10 - 12 tuần tuổi, nước ối được hình thành do nước tiểu tiết ra từ thận và dịch từ phổi của thai nhi. Khi được 16 - 32 tuần, lượng nước ối đạt từ 250 - 800ml, rồi tăng lên 1000ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi. Lúc đầu thai kỳ nước ối có màu trắng trong (gần giống nước dừa). Thai nhi càng lớn dần thì màu sắc nuớc ối sẽ trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây. Từ tuần thứ 38, nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống như nước vo gạo. Do đó, nếu nước ối bị đục là do chất gây từ thai nhi thải vào buồng ối thì hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu nước ối có màu vàng xanh, xanh rêu sền sệt, có lẫn phân su hoặc có mùi hôi khó chịu, các bác sĩ sẽ có hướng xử lý thích hợp vì lúc này, em bé có thể bị nhiễm trùng, chậm phát triển hoặc bị ngạt do thiếu oxy. Như vậy của chị mới tuần thai thứ 18 mà bác sĩ đã mô tả nước ối bị đục thì chị cần khám và siêu âm thêm bác sĩ khác để cho khách quan, ngoài ra chị cũng cần theo dõi xem hiện tại có biểu hiện sốt, ra nước huyết âm đạo hay không...đề phòng thai nhi có biểu hiện nhiễm trùng ối dẫn tới suy thai. Dù sao chị cũng nên khám và siêu âm lại sau 5-7 ngày nếu không có triệu chứng bất thường như tôi mô tả ở trên, kết quả khám và siêu âm lại thai nhi bình thường thì chị hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục theo dõi thai. Chúc chị một thai kỳ khỏe mạnh, Bác sĩ Thân Ngọc Tuấn.