Câu hỏi
Chào bác sĩ, hiện e đang mang thai tuần 35, và có hiện tượng 1 bên chân phù to hơn chân còn lại và thấy đau nhức hơn chân kia Vậy bác sĩ cho e hỏi là em có bị làm sao không ạ? Em cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ tư vấn
BS. Nguyễn Thị Thu
Bạn Quý thân mến! Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, phù chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng phù chân tay khi mang thai tháng cuối sẽ phổ biến hơn trong thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề. Ở phụ nữ, nhất là các phụ nữ mang thai lần đầu, suy tĩnh mạch dễ dẫn đến phù chân nặng, thậm chí sưng phù. Suy giãn tĩnh mạch chân cũng có liên quan đến sự gia tăng lượng máu và nồng độ hormone cao gấp 100 lần so với bình thường. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể gặp do bệnh lí dặc biệt là tiền sản giật. Do vậy bạn cần khám và quản lí thai đầy đủ theo lịch hẹn hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu sau: • Sưng phù dài ngày, dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. • Tay và mặt cũng bị phù. • Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu • Đau đầu nặng. • Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ. • Đau dữ dội ngay dưới xương sườn. • Nôn với bất kỳ triệu chứng nào. Để giảm tình trạng trên bạn nên: • Hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển. Khi ngồi nên duỗi thẳng chân, không vắt chéo chân vì sẽ khiến máu khó lưu thông. Khi nằm nên kê cao chân bằng gối. • Thường xuyên mát xa, tập thể dục bàn chân. Bạn có thể thực hiện các động tác thể dục chân khi đứng hoặc ngồi, sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu, giảm phù nề chân, ngăn ngừa chuột rút ở bắp chân: uốn cong, duỗi chân lên xuống 30 lần, xoay chân theo hình tròn 8 lần theo một chiều và 8 lần theo chiều ngược lại. • Nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Đây là cách giúp giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi đưa máu từ thân dưới về tim (nằm nghiêng bên trái giúp tử cung không chèn vào các tĩnh mạch ở khung chậu). • Mang giày dép thoải mái (tránh mang những đôi giày có quai chật, giày cao gót). • Không mặc quần áo bó sát vì sẽ hạn chế khả năng lưu thông máu. • Hạn chế đeo tất, nhất là những loại tất có dây buộc chặt ở mắt cá chân, bắp chân. Nên sử dụng loại tất dành riêng cho bà bầu. • Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng, vừa phải bằng cách đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông. • Đứng hoặc đi bộ trong hồ bơi. Đây là phương pháp sử dụng áp lực của nước giúp giảm sưng tạm thời. • Nên uống nhiều nước, điều này nghe có vẻ kỳ quặc, tuy nhiên nếu cơ thể bạn bị mất nước, nó sẽ cố gắng để giữ được nhiều chất lỏng hơn, dẫn đến tình trạng sưng phù nặng hơn. Phụ nữ mang thai được khuyên nên uống 10 cốc nước mỗi ngày (tương ứng 2,4 lít nước) • Ngâm chân 10-15 phút trong nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, tuần hoàn máu được tốt hơn, giảm sưng phù. • Hạn chế ăn mặn, giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn. • Nếu nguyên nhân gây sưng phù là do thiếu Kali thì hãy nhanh chóng bổ sung trong khẩu phần ăn bằng những thực phẩm giàu kali như cải bó xôi, nước cam, dưa hấu, chuối, sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Tải app tại icnm.vn/app (nếu chưa có) Địa chỉ: MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Chúc bạn mạnh khỏe! Bác sĩ Nguyễn Thị Thu.