Câu hỏi
Chào bác sỹ ạ. Bé nhà em 15 tháng tuổi. Mấy ngày hôm nay em thấy bé có hiện tượng bất thường: - Đi đại tiện 3 - 5 lần trong ngày( thường chỉ 1 lần/ngày phân cứng như người lớn), phân nhão. Trong phân thấy có xác giun - Ban đêm khó ngủ hay quấy khóc - Ngủ tư thế nằm úp và chổng mông lên trời( khi trước bé ko nằm như thế) Nhờ bác sỹ tư vẫn cho??? - Bé đã tẩy giun được chưa và nên dùng loại thuốc nào? Vì bé chỉ có 1 quả thận bẩm sinh và phát triển bình thường Trân trọng cảm ơn bác sỹ ạ
Bác sĩ tư vấn

BS. Dương Thị Thuỷ
Gửi gia đình Diệu Linh,Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Với chia sẻ trên, con bạn có hiện tượng rối loạn tiêu hoá, và bạn đang nghi ngờ con nhiễm giun. Tuy nhiên với biểu hiện như trên thì chỉ nghi ngờ nhiễm giun, đặc biệt là giun kim, nhưng chưa khẳng định. Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun. Ước tính, hơn 40% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun mà chủ yếu là giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Ta biết, trẻ nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà, lại hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất. Tất cả những điều này đã tạo một cơ hội vô cùng thuận lợi cho các loại giun xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Khi bị nhiễm giun, ngoài việc giun cư trú và chiếm các chất dinh dưỡng của cơ thể, giun còn gây nhiều triệu chứng phiền toái cho trẻ. Khi Nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác, lại còn phải chia bớt phần thức ăn cho những vị khách không mời này nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm. Những trường hợp nhiễm giun móc trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mãn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài, vì thế trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển, thiếu máu… Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Bạn có thể đưa trẻ tới MEDLATEC để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Chúc gia đình sức khoẻ, Bác sỹ Dương Thị Thuỷ.