Câu hỏi
Cháu trai nhà em được 41 tháng, nặng 14kg, từ nhỏ tiêu hóa kém. Em đưa cháu đi khám thì cháu bị viêm bờ cong nhỏ hang vị dạ dày, viêm hạch mạc treo ruột( kích thước hạch lần đầu là 17x 10mm), cháu uống kháng sinh hai đợt nhưng hạch k giảm, kích thước vẫn còn là 13x8mm, dạ dày cháu vẫn viêm, kháng thuốc và nhiễm khuẩn HP. Em lo không biết tại sao hạch treo của cháu đã dùng kháng sinh mà k hết, viêm dạ dày kháng thuốc và nhiễm HP có nnguy hiểm không ạ? gigi
Bác sĩ tư vấn

BS. BS. Ngô Thị Cam
Chị Ánh Tuyết thân mến,Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori: khi có một trong những điều kiện sau: - Mô bệnh học có vi khuẩn Helicobacter pylori (+) và Test Urease(+); - Nuôi cấy mảnh sinh thiết dạ dày có vi khuẩn HP(+); - Nếu chỉ 1 trong 2 xét nghiệm mô bệnh học và test urease(+), tiến hành làm thêm test thở hoặc test phân (mọi lứa tuổi), nếu test thở hoặc test phân dương tính xác định có nhiễm Helicobacter pylori. Điều trị phác đồ 1 đối với trẻ : - Amoxicillin + Clarithromycin + PPI hoặc - Amoxicillin + Metronidazole + PPI Đánh giá hiệu quả diệt H. Pylori: • Tiến hành sau khi: - Dừng kháng sinh 4 tuần - Dừng PPI 2 tuần. • Phương pháp: Test thở C13 hoặc Test phân. • Kết quả: - Nếu test (-) sạch vi khuẩn; - Nếu (+) còn vi khuẩn, phác đồ thất bại. Trường hợp điều trị thất bại: • Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày, urease test, mô bệnh học, nuôi cấy HP và làm kháng sinh đồ. - Nếu cấy H.pylori (+) và làm được kháng sinh đồ: điều trị theo kháng sinh đồ: kết hợp 2 loại kháng sinh nhạy cảm + PPI trong 2 tuần. - Nếu cấy H.pylori (-): + Thay kháng sinh khác loại kháng sinh đã dùng trong phác đồ 1; + Tăng liều; + Kéo dài thời gian điều trị; + Phối hợp Bismuth. Trường hợp của cháu HP kháng thuốc thì chị nên cho cháu nội soi lại dạ dày, cấy vi khuẩn HP. Viêm hạch bạch huyết là một tình trạng mà trong đó các hạch bạch huyết, là mô giúp cơ thể chống lại bệnh tật, bị viêm. Viêm hạch mạc treo là tình trạng viêm của các hạch bạch huyết trong mạc treo đính ruột với thành bụng. Viêm hạch mạc treo thường do nhiễm trùng đường ruột. Các hạch bạch huyết đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể để chống lại bệnh tật. Chúng ở rải rác khắp cơ thể, là bẫy tiêu diệt virus, vi khuẩn và sinh vật gây hại khác. Trong quá trình này, các nhóm hạch gần nhất với mầm bệnh có thể trở nên đau và sưng lên - ví dụ: các hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng lên khi bạn bị đau cổ họng. Một số các nhóm hạch khác thường sưng lên như hạch nằm dưới cằm, trong nách và háng. Nhóm hạch bạch huyết ở mạc treo là màng mỏng gắn ruột vào mặt sau của thành bụng. Nguyên nhân phổ biến nhất của các nhóm hạch mạc treo của ruột sưng lên là do nhiễm virus, chẳng hạn như viêm dạ dày ruột. Một số trường hợp viêm do vi khuẩn. Cháu bị viêm dạ dày do HP cũng có thể gây ra tình trạng viêm hạch mạc treo kèm theo. Chị nên điều trị viêm dạ dày cho cháu trước. Chúc chị và gia đình mạnh khỏe. Bác sỹ Ngô Thị Cam