Câu hỏi
Cho tôi hỏi chích thuốc kích trứng mà trứng không lớn hoặc lớn chậm thì có nên chích tiếp không, và chích nhiều có ảnh hưởng đến buồng trứng không ạ
Bác sĩ tư vấn

BS. Nguyễn Thị Thu
Bạn Thuy thân mến, Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ của bệnh viện đa khoa Medlatec.Đáp ứng buồng trứng kém (ĐƯBTK) là tình trạng số lượng nang noãn ít, số lượng trứng thu được ít và nồng độ estradiol thấp khi sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng chuẩn. Tất cả những nguyên nhân gây nên giảm dự trữ buồng trứng như: lớn tuổi, tiền sử phẫu thuật tại buồng trứng hoặc tiểu khung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… dẫn đến buồng trứng đáp ứng kém với KTBT và một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Bạn có sử dụng thuốc kích trứng theo phác đồ tuy nhiên tình trạng đáp ứng buồng trứng của bạn khá kém. Một số yếu tố ảnh hưởng tới đáp ứng buồng trứng: - Độ tuổi: Tuổi là yếu tố quyết định khả năng sinh sản trong chu kỳ tự nhiên và các chu kỳ hỗ trợ sinh sản vì liên quan đến dự trữ của buồng trứng. - Cân nặng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng BMI tăng sẽ làm tăng liều FSH, tăng số ngày KTBT, thu được ít nang noãn lớn và trung bình. - Tiền sử phẫu thuật ở tiểu khung: Những can thiệp vào vùng tiểu khung có thể gây dính vùng tiểu khung, đặc biệt là phẫu thuật trên buồng trứng làm mất phần tổ chức lành của buồng trứng do đó làm giảm dự trữ buồng trứng dẫn đến đáp ứng kém với KTBT. Tiền sử phẫu thuật tiểu khung đặc biệt là phẫu thuật ở buồng trứng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả KTBT. - Liều FSH khởi đầu trong KTBT: Liều FSH ban đầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của KTBT. Với liều FSH phù hợp buồng trứng sẽ có được kết quả đáp ứng tối ưu: thu được nhiều noãn mà không bị quá kích buồng trứng. Đã có nhiều nghiên cứu để xác định liều FSH ban đầu, liều FSH trung bình thông thường được cho từ 150 – 250IU/ngày tuỳ theo từng phác đồ và tất cả các nghiên cứu đều có chỉ định cho liều FSH dựa vào tuổi, cân nặng, xét nghiệm nội tiết và tiền sử đáp ứng của buồng trứng đối với lần KTBT trước. - Thói quen và lối sống Việc sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê gây ảnh hưởng tới dự trữ buồng trứng và nguy cơ cao đối với đáp ứng buồng kém trong KTBT. Ngoài ra những căng thẳng, stress cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị. - Giải pháp: Tuỳ từng nguyên nhân và từng bệnh nhân cụ thể mà bác sỹ sẽ lựa chọn các phương pháp giải quyết khác nhau: Tăng liều gonadotropin, sử dụng phác đồ khác, bổ sung LH... Vậy trường hợp của bạn cần trao đổi cụ thể về tình trạng của mình với bác sỹ đang điều trị để được tư vấn cụ thể, tìm nguyên nhân và giải pháp phù hợp. Việc sử dụng thuốc kính trứng liên tục trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng suy buồng trứng. Do đó, sau khi điều trị bằng thuốc kích trứng từ 3-6 tháng mà chưa đạt hiệu quả, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho buồng trứng “nghỉ ngơi” một vài chu kỳ. Để được khám và tư vấn thêm về các dịch vụ khác bạn có thể qua trực tiếp bệnh viện theo địa chỉ: 1. MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. 2. MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội. 3. MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (dự kiến khai trương tháng 7/2019) 4. MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận. TPHCM. Hoặc liên hệ theo số tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch lấy mẫu tại nhà. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe! Bác sĩ Nguyễn Thị Thu.