Câu hỏi

con trai tôi sắp 2t , 14kg nhung từ trước tới giờ luôn ngủ trái giờ , như là thức tới 2-3h sáng , có khi hơn , rồi ngủ tới trưa chiều hoặc có khi tới 2-3h chiều dù đã dùng thuốc ngủ loại nhẹ cho bé ngủ đúng giờ vẫn không có tác dụng, sửa giấc cũng không tác dụng - bé quấy khóc dữ dội và vẫn ngủ giờ giấc như vậy , ngủ khong sâu giấc , ngủ lúc 11-12h đêm thì chỉ ngủ khoảng 5-10phút , cao nhất là 1tiếng rồi lại thức đến sáng ,truớc ngủ và sau khi thức dậy quấy khóc dữ dội ,hơn 4 tháng có dấu hiệu ăn dặm nhưng cho ăn gì cũng không ăn hoặc ăn rất ít và bây giờ cũng không chịu uống nước , mấy tháng đầu lên cân tốt như 6-7th đã tầm 10kg nhưng càng về sau càng chậm tăng cân , nhiều tháng nay cứ lên vài trăm gram rồi lại xuống , răng thì đã mọc 14 cây , do ngủ máy lạnh nên không biết có mồ hôi trộm hay không, cao gần 90cm , lúc sơ sinh bé có bệnh viêm phế quản - viêm phổi nhẹ , thiếu canxi ( có phơi nắng cho bé 1tuần -10ngày và thường xuyên bổ sung cãni ống cho bé ) , rối loạn tiêu hoá - nôn trớ thì bị thường xuyên , buớc qua 4th tuổi thì thỉnh thoảng bị táo bón càng ngày thì bị thường xuyên hơn đi khám thì bs bảo về uống thuốc tái khám cũng không bảo nghiêm trọng hay không , cũng không nói nguyên nhân, chỉ dặn cố cho bé ăn nhiều rau củ trong khi có nói là không ép được vì bé sẽ nôn ra hết ! mấy tháng trước bé sốt cao tái đi tái lại kèm nôn ói không ăn uống được , đi bv khám không tìm ra bệnh và thuyên giảm nên đi khám ngoài thì bs siêu âm nói ruột bé tụ dịch nhầy phân làm tắc ruột làm sưng phù ruột , uống thuốc tái khám vài lần thấy hết thì ngưng không khám tiếp , bây giờ thì bé táo bón nặng và thường xuyên hơn đã dùng nhiều biện pháp vẫn không bớt .... - bs cho hỏi có phải bé thiếu canxi không? vì là mẹ đơn thân ,1 mình trông bé phải thức khuya theo con , không thể dậy sớm phơi nắng cho bé nên phải bổ sung canxi ống , vậy có phải do bổ sung canxi không đúng cách gây ra việc táo bón của bé không ạ? hay do bé bị bệnh gì phải không bs? bs xem giúp ảnh bên dưới bé như vậy có gì bất thường ạ?

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Nguyễn Mỹ Hương

Chào bạn Bé 2 tuổi, nặng 14kg và cao 90 cm, trong hình bé cũng lanh lợi, vui vẻ và dễ thương. Điều đó cho thấy bạn có thể yên tâm về sự tăng trưởng và phát triển của bé, hoàn toàn bình thường. Có lẽ vấn đề lớn nhất của bé là thời gian ngủ không giống các bé khác. Bình thường bé từ 2 tuổi đã rất ít ngủ ngày vì đây là độ tuổi trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và tiếp nhận nhiều kích thích từ môi trường bên ngoài, phần lớn trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm. Bé nhà bạn chủ yếu là ngủ ban ngày, thức về đêm và quấy khóc dữ dội khi mẹ cố thay đổi thời gian ngủ của bé cho thấy có thể giấc ngủ của bé đã bị rối loạn do nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do thói quen của bé từ khi mới sinh ra ngủ nhiều vào ban ngày và thức chơi vào ban đêm. Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ ngủ theo nhu cầu và nhịp sinh học, giấc ngủ ban ngày giảm xuống và thời gian ngủ đêm tăng lên. Tuy nhiên, vì mẹ không để ý nên ban ngày vẫn để bé ngủ theo nhu cầu và khi bé ngủ gần đủ thời gian cần thiết thì khả năng bé thức khuya cao. Dần dần tạo thành thói quen ngủ ngày thức đêm do thay đổi nhịp sinh học. Ngoài ra, bé thức đêm cũng có thể do những nguyên nhân khác như bị rối loạn tiêu hóa (ăn no trước khi ngủ, thức ăn không phù hợp hoặc bị tiêu chảy, táo bón); bị ảnh hưởng từ những yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài như tiếng động (ví dụ như âm thanh của tivi quá lớn, ánh sáng quá chói, vận động, đùa giỡn quá mức trước khi ngủ,...đều là những yếu tố khiến cho não bộ của con bị kích động); do thiếu vitamin D hoặc bị đói do hoạt động quá mức. Để giúp bé lấy lại được giấc ngủ như bình thường, trước mắt, bạn nên cho bé đi khám để được làm một số xét nghiệm xác định các yếu tố vi lượng như canxi, magie, kẽm... Trong trường hợp bé không đủ các vi chất này thì bác sĩ sẽ kê đơn bổ xung cho bé. Nhưng quan trọng nhất là hãy tạo ra thói quen hình thành giấc ngủ của bé. Để cho bé học cách “ngày chơi, đêm ngủ”, ban ngày bạn có thể đưa bé ra ngoài chơi tại các khu vui chơi, khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động nói chuyện, vui chơi với mọi người để bé không ngủ ngày nữa và kích thích cho bé tập trung ngủ vào buổi tối. Nếu đang chơi mà bé có những dấu hiệu bé buồn ngủ: cáu kính, dụi mắt, lim dim, ngáp … thì mẹ nên vỗ về, xoa lưng để bé thư giãn trở lại, hoặc có thể cho bé ngủ nhưng không nên để giấc ngủ kéo dài quá lâu. Bên cạnh tạo thói quen để hình thành giấc ngủ, mẹ cũng chú ý nên thiết lập một giờ ngủ cố định cho bé như thế nào để bé nhận thức được đến giờ nào mình phải đi ngủ. Ví dụ, nói bé cất hết đồ chơi, làm vệ sinh cá nhân vào một giờ nhất định trước khi đi ngủ để tạo cho bé phản xạ là nếu đã làm những việc đó là đã đến giờ ngủ, tạo ra phản xạ tiết hóc môn Melatonin giúp bé có được giấc ngủ ngon. Ngoài ra, để bé ngủ ngoan và sâu giấc hơn, mẹ cần giảm dần các hoạt động trước giờ đi ngủ; tắm, mát xa cho bé; âu yếm, thủ thỉ trò chuyện, chúc bé ngủ ngon. Đọc sách, kể chuyện cho bé trước khi đến giờ ngủ và hát ru hoặc cùng bé nghe nhạc êm dịu. Để thay đổi thói quen ngủ của bé cần thời gian và sự kiên nhẫn của mẹ nhưng hy vọng với tình yêu con của bạn, bạn sẽ giúp bé thay đổi và có được giấc ngủ ngon vào buổi tối như các bé khác. Các vấn đề về sức khỏe của bé như bạn mô tả không quá nghiêm trọng. Nếu bé hay bị táo, bạn nên cho bé làm quen với việc ăn rau củ, hoa quả tươi và sữa chua bằng cách cho bé ăn với lượng tăng dần và thay đổi cách chế biến để khuyến khích bé ăn nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên mát xa bụng cho bé để giúp bé khắc phục tình trạng táo bón và tạo thói quen đi cầu mỗi ngày vào một giờ nhất định. Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng tình trạng bé thức đêm ngủ ngày vẫn không thay đổi thì mẹ có thể cho bé làm siêu âm thóp hoặc điện não đồ để có thêm kết quả. Khi cho con đi khám, nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có chế độ điều trị phù hợp. Chúc bạn thành công!

Nguồn: edoctor

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 16:56 30/10/2019
Bạn gái em hay bị viêm nhiễm nấm ngứa phụ khoa Vừa rồi bạn gái em có đi chữa và bác sĩ có bảo là em cũng cần phải kiểm tra xem có bị nấm hay không. Nhưng em có tìm hiểu trên mạng và em không thấy mình có biểu hiện gì bất thường. Bác sĩ có thể tư vấn cho em tại sao bạn gái em lại hay bị mắc phải bệnh viêm nhiễm nấm ngứa không ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 16:08 30/10/2019
Chào bác sĩ! Đợt e xntđtk 28w chỉ số sau 2 h của e đói, sau 1h, sau 2h lần lượt là: 4,35-9,71-9,22, cũng đã ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ, bây h e 31w giờ có xét nghiệm được lại k ạ Em cảm ơn
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 15:53 30/10/2019
Bác sĩ tư vấn giúp em với. Gần đây e thấy bộ phận sinh dục của e mọc lên những gai sần, e có đi làm xét nghiệm hpv. Kết quả e dương tính với hpv tuýp 59 . Cho e hỏi có phải e mắc bệnh sùi mào gà không ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 15:40 30/10/2019
Bác sỹ cho e hỏi Em làm iui ngày 12/10 Ngày 23/10 e lam xn beta la 49.89 Ngày 26/10 kq xn beta là 312.9 Ngày 30/10 kq xn beta là 752.0 Vậy cho e hỏi chỉ số hcg của em tăng như vậy có chậm không ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 15:34 30/10/2019
Em đi siêu âm thai 6 tuần hơi lệch góc phải, kt 18x17 mm, bờ không đều. Bác sỹ cho em hỏi như thế có nguy hiểm không ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 14:44 30/10/2019
Thưa bác si, em có đi siêu âm tinh hoàn và nhận được kết quả là 2 tinh hoàn hồi âm đồng đều, cấu trúc đồng nhất, tinh hoàn P(38x35x18)mm, tinh hoàn T(40x35x19), hai mào tinh hoàn hồi âm đồng đều cấu trúc đồng nhất, không giãn 2 tĩnh mạch thừng tinh, không dịch tinh mạc 2 bên, vậy bác sĩ cho em hỏi là kết quả như vậy là tốt hay xấu và kích thước tinh hoàn như vậy có bình thường không?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 14:41 30/10/2019
Chào BS e đang co bầu o thang thu 8 nhưng hôm trước em di khám bác sĩ nói e bị len lẹo mắt. BS co ke cho e thuốc tra mắt cua tobrich va alembic moxoft e dang rất lo không biết thuốc co lam ảnh hưởng e bé k ạ. Mong BS trả lời. E cảm ơn
Bác Sĩ Tư Vấn
Tổng Quát