Câu hỏi
E co thai 33t, ngay 15/9 e đi khám bác si nói thai to (thai 2,4kg) nghi e bị tiểu đường thai kỳ. Ngày 17/9 e co làm xét nghiệm máu. Lần 1 xét nghiệm máu của e là 5.10; sau đó phòng khám cho e uống đường glucose khoảng 1 tiếng sau lấy máu lần 2 và xet nghiệm của em là 11.85 mmol/L. Sau đó 1 tiếng nữa em lấy máu lần 3 và kết qua la 10.47. Mong bs tư vấn giup e nên làm gì khi bi tiểu đường thai kỳ
Bác sĩ tư vấn
BS. Nguyễn Thị Hiền
Bạn Hồng thân mến! Ở hầu hết phụ nữ mang thai sẽ tăng cường sản xuất insulin để giữ đường máu ở mức bình thường. Tuy nhiên khi insulin không sản xuất đủ số lượng cần thiết, chuyển hoá Glucose giảm, Glucose máu tăng và dẫn tới đái tháo đường thai kỳ. Với kết quả xét nghiệm dung nạp đường huyết như của bạn cả ba chỉ số: đường máu lúc đói, sau ăn 1h và sau ăn 2h đều tăng. Bạn được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ. Sau khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, 3 phương pháp áp dụng với tất cả các bệnh nhân tiểu đường đó là: thay đổi chế độ ăn, luyện tập đúng cách và cuối cùng là thuốc. 1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng -70-85% bệnh nhân tiểu đường thai kỳ có thể điều chỉnh mức đường huyết trở về bình thường - Chia làm 3 bữa ăn từ nhỏ- trung bình và khoảng 2-4 bữa ăn phụ bao gồm cả bữa ăn đêm - Tăng cường protein và chất béo - Tránh ăn đồ ngọt nhiều đường: kẹo bánh, kem, bánh rán, mứt thạch, nước sốt ngọt, đồ uống có ga. - Bổ sung vitamin, acid folic, DHA - Kiểm soát cân nặng 2. Chế độ tập luyện Tập thể dục thường xuyên cho phép cơ thể bạn sử dụng glucose mà không cần thêm insulin. Điều này giúp chống lại tình trạng kháng insulin, tình trạng mà những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đang gặp phải. 3. Dùng thuốc - Bạn cần đến khám chuyên khoa nội tiết và bác sỹ chuyên khoa sản để được bác sỹ thăn -khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. - Ở Việt Nam, chỉ insulin là thuốc duy nhất được Bộ Y Tế cho phép sử dụng với đối tượng mắc tiểu đường thai kỳ vì các thuốc viên vẫn chưa chứng minh được sự đầy đủ tính an toàn và có thể qua nhau thai vào cơ thể thai nhỉ. - Bạn cần thử đường huyết 4-6 lần/ ngày vào các thời điểm trước, sau ăn và trước khi đi ngủ để đảm bảo không có những biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết,... và để điều chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập cũng như liều lượng thuốc nếu bác sỹ chỉ định tiêm thuốc cho bạn. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Tải app tại icnm.vn/app Địa chỉ: MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Chúc bạn thai kỳ khoẻ mạnh! Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền.