Câu hỏi
E đã biết đc bản thân bị dị ứng về gió. Bây giờ làm sao để e khắc phục được điều đó, e đã từng bị dị ứng . Hạn chế là e đang ở nhật nên khó khăn ạ Làm thế nào để cơ thể không bị dị ứng như trước nữa ạ
Bác sĩ tư vấn
BS. Trần Tiến Tùng
- Dị ứng gió còn được gọi là dị ứng thời tiết, đây là triệu chứng dị ứng lành tính với những đợt bùng phát ngắn hạn. Ở từng cá thể đều có những phản ứng khác nhau khi bị dị ứng gió, các triệu chứng có thể bùng phát trên da hoặc người bệnh bị viêm mũi, hắt hơi. Nhìn chung những biểu hiện của bệnh thường liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. - Việc điều trị dị ứng gió nhằm mục đích kiểm soát các đợt bùng phát bệnh chứ không chữa được nguồn gốc bệnh lý. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng thời tiết phù hợp, chúng bao gồm: Nhóm thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin kết hợp với nhóm thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine) khi cần thiết. Thuốc Prednisolone được chỉ định trong điều trị hội chứng phù mạch, chữa mề đay, tăng bạch cầu ái toan; Nhóm thuốc có Corticoide được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng viêm nhiễm, giảm ngứa ở những trường hợp dị ứng kéo dài liên tục. - Về phương diện y học cổ truyền, các phương thuốc khắc phục cơn dị ứng cấp tính bạn nên tham khảo gồm: Lá lốt: Chuẩn bị khoảng 100 gram lá lốt tươi đem đi rửa sạch, vò nát. Cho lá lốt vào nồi đun thật kỹ để lấy nước. Đợi nước nguội, bạn dùng khăn sạch thấm nước lá lốt lên vùng da nổi mẩn ngứa. Trong khoảng 30 phút, bạn rửa lại vùng da bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày sẽ nhận thấy triệu chứng giảm nhẹ nhanh chóng. Lá trà xanh: Thành phần chống viêm của trà xanh có tác dụng rất tốt đối với những làn da dị ứng. Lấy lá trà xanh tươi/khô đem nấu với nước sôi để nguội. Dùng nước này uống như trà hàng ngày, hoặc bạn cũng có thể dùng trà xanh giã nguyễn đắp lên da để loại bỏ các độc tố trong cơ thể Mật ong: Sử dụng mật ong pha cùng với nước ấm để uống hàng ngày vào sáng và tối. Mật ong có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và đào thải độc tố gây dị ứng. Tuy nhiên nếu bạn có tiền sử dị ứng mật ong thì nên tránh áp dụng phương pháp này. - Bên cạnh việc áp dụng điều trị bằng những phương pháp kể trên, người bị dị ứng nên thay đổi những thói quen sinh hoạt để hạn chế diễn biến của cơn dị ứng: Nếu bạn đã từng bị dị ứng với bất kỳ yếu tố nào trước đây, cách phòng tái phát tốt nhất là hãy tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ tuyệt đối. Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép trái cây sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn được hình thành khỏe mạnh giúp chống lại các bệnh dị ứng; Không hút thuốc dù là gián tiếp tiếp xúc với khói thuốc, bạn không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn, khói bụi hay phấn hoa sẽ làm bùng phát dị ứng thêm nghiêm trọng. Đảm bảo mức nhiệt độ của cơ thể luôn được ổn định, điều chỉnh mức nhiệt độ chênh lệch khoảng 1-2 độ so với môi trường. Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, các loại rau xanh để cơ thể có nền tảng thể chất khỏe mạnh. Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe. Sử dụng thuốc bổ sung B1, B6, B12 dưới sự hướng dẫn và đơn kê của bác sĩ. Chúc bạn sức khỏe !