Câu hỏi
e thai 27 tuần, đi xn bác sĩ kết luận tiểu đường thai kỳ.e cần làm gì để hạn chế tác hại của tiểu đường lên mẹ và e bé
Bác sĩ tư vấn
BS. Nguyễn Thị Thu
Bạn Thảo thân mến,Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới iCNM. Đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh. Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ: - Cho thai: tăng tỉ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, thai to, hạ đường huyết sau sinh, tăng tỉ lệ chu sinh. - Cho mẹ: tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh, viêm đài bể thận, mổ lấy thai. Về lâu dài, các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường typ 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch. Do vậy khi mắc tiểu đường thai kỳ cần tuần thủ điều trị theo phác đồ của bác sỹ. Ngoài ra bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống: • Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể. • Ăn sáng đầy đủ: Có thể thử bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hộp sữa chua. • Uống từ 6~8 ly nước trong ngày. • Ăn ít tinh bột, đường bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbonhydrat sẽ làm đường máu tăng nhanh. • Chia nhỏ bữa ăn • Tăng cường các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt... • Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, bò.., trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa. • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ: như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu bắp... • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbonhydrat đơn có trong thức ăn như bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo... • Không nên ăn các thực phấm chứa chất béo bão hòa: sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt... • Tránh ăn loại có chứa nhiều chất béo bão hòa như: xúc xích, thịt xông khói. Ngoài ra bạn nên tự theo dõi đường huyết tại nhà 3 lần/ tuần để tự điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhất. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà Anh/Chị/ Bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Địa chỉ: MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe! Bác sĩ Nguyễn Thị Thu.