Câu hỏi

Em 25t mang thai lần đầu.khi đi siêu âm 19 tuần thì biết cân nặng bé là 256gam. E tăng cân được 2kg. Em có tìm hiểu qua mạng thj cân nặng tiêu chuẩn thai nhj 19 tuần là 240gam nhưng so với nhiều chị em trước thj thai của e nhỏ hơn nhjêu.Bac sĩ cho em hỏi bé có bị nhẹ cân không? Và làm thế nào để mẹ và bé dễ tăg cân vì bjnh thườg e ăn uốg tốt nhưg cũng khó lên cân. Trước khj mang thai e cao 1m58 và nặng 47kg.

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Nguyễn Thị Thu

Bạn Thanh thân mến!Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới iCNM. Theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới WHO thì cân nặng trung bình thai 19 tuần là 240g. Trường hợp của bạn thai nặng 256 gram là bình thường vì siêu âm có tỉ lệ sai số, mức chênh lệch như vậy là bình thường. Nếu các chỉ số khác của thai bình thường thì bạn yên tâm khám thai định kỳ. Ngoài ra bạn có hỏi về cân nặng của mẹ: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do tình trạng thai nghén, nhiều bà bầu ít tăng cân hoặc không tăng cân. Do vậy không nên quá lo lắng vấn dề cân nặng ở quý này. Với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối: • Đối với phụ nữ có mức cân nặng bình thường trước khi có thai: Sự tăng cân khi mang thai hợp lý nên duy trì 0,4 kg/tuần. • Đối với phụ nữ có cân nặng thấp hơn: Mức độ tăng cân cần duy trì 0,5 kg/tuần. • Đối với phụ nữ đã thừa cân trước đó: Mức tăng cân nên hạn chế, còn khoảng 0,3 kg/tuần. Trường hợp của bạn. BMI trước khi mang thai của bạn là 18,8 là bình thường. Nếu quý 1 bạn không tăng cân hoặc thậm chí giảm cân do nghén thì tăng cân như vậy cũng không phải quá thấp Để tăng cân đều đặn bạn cần chú ý: - Chế độ ăn uống: đảm bảo định dưỡng 4 nhóm thực phẩm: chất bột, chất đạm, chất mỡ, viatamin, chất xơ và khoáng chất. • Các vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: Có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày. Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, váng sữa, sữa chua... • Acid folic: Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau có màu xanh thẫm, súp-lơ, các loại đậu... • Omega 3: Trong thành phần dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá... • Protein: Có trong các loại thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu, giúp cho quá trình tạo cơ, xương và tạo máu. • Sắt: Rất quan trọng trong sự tạo máu, vận chuyển oxy, có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc trong các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả tự nhiên như đậu đỗ... • Kẽm: Rất giàu trong cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa. Kẽm là nguyên tố cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của em bé. Kẽm còn đóng vai trò nhất định cho sự phát triển của trẻ trước và sau sinh. • Iốt: cần bổ sung iốt để hoàn thiện sự phát triển não bộ của trẻ. - Chế độ sinh hoạt: • Phụ nữ mang thai nên làm việc theo khả năng của mình, không được làm việc quá sức. • Tránh các công việc ở trên cao hoặc ngâm mình dưới nước. Trong khi làm việc, nên nghỉ giải lao hợp lý. • Giai đoạn cuối của thai kỳ, bà bầu cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức và con tăng cân. • Nên vận động thật nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà vừa phải, không nên nghỉ ngơi thụ động một chỗ. • Đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng, nên ngủ trưa vừa đủ để phục hồi cơ thể. • Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh xảy ra căng thẳng, lo âu phiền muộn. • Hạn chế đi xa, khi có việc ra ngoài, cần có người hỗ trợ. • Giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi bẩn. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Tải app tại icnm.vn/app Địa chỉ: MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Chúc bạn mạnh khỏe! Bác sĩ Nguyễn Thị Thu.

Nguồn: icnm

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 05:23 23/09/2019
Chào bác sỹ. tôi chuyển phôi ngày 1.9. ngày 10.9 beta được 126, ngày 15.9 beta 1717, ngày 22.9 beta 17602. Tôi muốn biết beta tăng như thế có tốt không?. ở mức 17602 thì đã đi siêu âm được chưa ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 04:39 23/09/2019
chào bác sĩ tôi hiện đang cho con bú. dạo gần đây tôi thấy 1 bên ngực có cục, đau . tôi ko rõ là do tắc tia sữa hay u nhưng con tôi vẫn bú cả 2 bên bình thường. tôi muốn hỏi tôi muốn ktra xem tắc tia sữa hay u vú thì pải làm những ktra gì, chi phí thế nào . cảm ơn bs
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 04:23 23/09/2019
2 lít nước/ngày, ăn nhiều rau xanh và hoa quả ạ. Xin cảm ơn.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 04:01 23/09/2019
bé nhà e nay hơn 10th, hồi 7th bé bị cứt trâu với chiếu liếm, nên cạo đầu, nay 3 tháng rồi mà tóc bé mọc chậm, chỗ bị chiếu liếm vẫn bị ít tóc... giờ làm sao cho tóc con mau dài ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 03:45 23/09/2019
chào bs con tôi bữa giờ than đau bụng mỗi khi ăn nhưng sáng nay mếu khóc cứ than đau bụng nhiều hơn phải nghỉ học sáng giờ cứ đi phân lỏng như hình nhìn lạ lắm, không biết con tôi bị gì vậy bs tôi lo lắm, cám ơn bs
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 03:40 23/09/2019
Tuần trước lúc em 39 tuần e đi khám phụ sản bs nói chỉ số em bình thường rau bám trưởng thành độ 1 mà nay em được 40 tuần mà chưa có dấu hiệu sinh. ngày dự sinh e lấy ngày siêu âm 12 tuần. e cám ơn
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 03:37 23/09/2019
xin chào bác sĩ..con trai em được 3 tuổi 4 tháng sáng nay bé kêu đau bụng và đi ị như thế này.cho em hỏi bé bị gì.
Bác Sĩ Tư Vấn
Tổng Quát