Câu hỏi
Em Dg bị virut viêm gan B, em hay khám định kỳ 6 tháng/lần. Em muốn ktra thêm thận em có vấn đề gì không thì làm xét nghiệm gì ạ, các chỉ số thận ntn là bt ạ. Cảm ơn các bác sỹ. Chúc các bác sức khỏe dồi dào ạ
Bác sĩ tư vấn
BS. Trần Thị Kim Ngọc
Thận đảm nhiệm nhiều chức năng và giữ vai trò quan trọng trong cơ thể. Chức năng thận được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc hoặc xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh,... Người bệnh thường được chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận. Các xét nghiệm sinh hóa máu Xét nghiệm ure máu Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đảo thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/L. Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,... Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch. XÉT NGHIỆM CREATININ HUYẾT THANH Creatinin là sản phẩm cửa sự thoái hoá creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 – 1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/L - suy thận độ II, 300 – 499 mmol/L – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/L – suy thận độ III b, trên 900 mmol – suy thận độ IV. ĐIỆN GIẢI ĐỒ Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể: Sodium(natri) : natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừ nước. Potassium ( kali ) : kali máu ở người bình thường là 3.5 – 4.5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm. Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2 – 2.6 mmol/L. Syy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat XÉT NGHIỆM ACID URIC MÁU Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận, ... Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/ L, nữ giới là 150 – 360 mmol/L. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,... ĐINH LƯỢNG PROTEIN NIỆU Bình thường: Protein trong nước tiểu = 0 - 0,2 g/24h. Đặc điểm của protein niệu do bệnh cầu thận là dai dẳng và thường > 0,3 g/l. Tăng protein niệu gặp trong các bệnh gây thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp do nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất độc, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng đến thận: tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus đỏ.. ALBUMIN HUYẾT THANH Bình thường, albumin huyết thanh có khoảng 35 - 50 g/L, chiếm 50 - 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh trong bệnh lý cầu thận cấp. PROTEIN HUYẾT TƯƠNG Bình thường: 60 - 80 g/L Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Giảm protein toàn phần nhiều hơn trong các bệnh thận khi màng lọc cầu thận bị tổn thương. TỔNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU Tình trạng giảm số lượng hồng cầu ở một bệnh nhân suy thận chứng tỏ đây là suy thận mạn, đặc biệt là khi có giảm số lượng hồng cầu kèm theo không tăng hoặc giảm hồng cầu lưới. Đôi khi có thiếu máu thiếu sắt do kèm theo mất máu qua đường tiêu hóa. XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU Tổng phân tích nước tiểu Tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1.01 – 1.020. Suy giảm chức năng thận gia đoạn sớm có thể làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỉ trọng nước tiểu Protein: mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein hỗ trợ bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm định lượng protein 24h. Protein trong nước tiểu ở người khỏe mạnh là 0 – 0.2 g/l/24h. Ở người mắc bệnh thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng tới thận ( đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp )... thường bị tăng protein niệu lên trên 0.3 g/L/24h. Chúc anh và gia đình luôn mạnh khoẻ. Bs Trần Thị Kim Ngọc