Câu hỏi
Nhờ bác sĩ giải đáp thắc mắc về chỉ số CRP định lượng ở trẻ 2,5 tuổi là 30,26(mg/l) thể hiện điều gì? Nguyên nhân và các khắc phục chỉ số này ạ. Bệnh nhân dương tính với cúm A. Mã xét nghiệm: 051119-1124013242. Trân trọng cảm ơn!
Bác sĩ tư vấn
BS. Dương Thị Thuỷ
Bạn Quân thân mến!Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Xét nghiệm tổng phân tích máu cho biết: số lượng bạch cầu, trong đó có bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu Lympho, bạch cầu Mono.. và kết hợp với chỉ số CRP cho phép đánh giá tình trạng phản ứng viêm (đáp ứng phản ứng của cơ thể): với bệnh lý do virus thường số lượng bạch cầu bình thường, tăng nhẹ hoặc giảm nhẹ, CRP không tăng hoặc tăng nhẹ; còn với bệnh lý nhiễm khuẩn thì bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính tăng, CRP tăng cao... Các chỉ số này cũng sẽ thay đổi trong diễn biến bệnh, đồng thời cũng ảnh hưởng bởi việc dùng thuốc (kháng sinh, kháng virus, chống viêm...). Kết quả xét nghiệm của bé nhà mình như có CRT tăng, cúm A dương tính. Trước tiên bạn nên đưa bé tới gặp bác sỹ chuyên khoa nhi để được thăm khám, đánh giá toàn thân, phát hiện biến chứng cúm A nếu có( viêm phổi, viêm tai...). Khi đó bác sỹ sẽ tư vấn, điều trị cho bé. Diễn biến của cúm A thông thường biểu hiện lành tính và hồi phục trong vòng 5- 7 ngày, tuy nhiên tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài nhiều ngày sau đó. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, có biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong. Kháng sinh không có tác dụng điều trị virus cúm. Chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện nhiễm khuẩn: khám thấy ổ nhiễm trùng trên lâm sàng, bạch cầu trung tính, CRP tăng cao. Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Đồng thời người bệnh cần áp dụng một số nguyên tắc điều trị như sau: - Khi sốt ≥ 38,5 độ C cần uống thuốc hạ sốt, paracetamol liều 10-15 mg/ kg nặng cách 6 giờ dùng lại nếu sốt lại, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt. - Đảm bảo cân bằng nước điện giải, uống nhiều nước, Oresol. - Nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. - Chế độ dinh dưỡng: ăn đồ dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng. Tránh ăn đồ ăn lạnh. - Điều trị thuốc kháng virus trong ác trường hợp nhiễm cúm (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ (như trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; người lớn mắc bệnh mạn tính; bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư,…). Theo tôi, bạn nên đưa bé tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được Bác sỹ nhi khoa thăm khám đánh giá toàn trạng, tư vấn và kê đơn điều trị cho bé nhé. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Tải app tại icnm.vn/app Địa chỉ: MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Chúc bé chóng khỏe! Bác sĩ Dương Thị Thủy.