Câu hỏi
Thưa bác sĩ,bé nhà em được hơn 5 tháng,em quan sát khi cho cháu cầm đồ chơi trong tay thì cháu chỉ cầm một tay và nhiều khi đưa vào miệng vô thức như cho tay vào miệng chứ chưa biết dùng hai tay để nghịch hay giữ đồ chơi,chưa biết đưa đồ chơi lên nhìn,chưa biết đưa tay với đồ chơi trước mặt,cháu chưa biết lẫy,cổ cũng khá cứng và cháu nhìn mặt mọi người hóng chuyện bình thường.Em rất lo,không biết bé có chậm quá không vì so với những bé khác thì 5 tháng các bé đã biết nghịch đồ chơi,biết lẫy,biết đưa tay với đồ rồi ạ Liệu em có phải cho bé đi khám không và sẽ phải khám về vấn đề gì ạ.Rất mong sự hồi âm của bác sĩ,em xin cám ơn.
Bác sĩ tư vấn

BS. BS Nguyen Thanh
Kính gửi chị An,5 tháng tuổi là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ : + Ở độ tuổi này là sự phát triển vượt bậc về khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ. Trẻ biết khóc khi thấy khó chịu hay không hài lòng, cười khi vui, cảm xúc của trẻ được thể hiện rõ qua nét mặt, phản ứng cảm xúc khi tiếp xúc với cha - mẹ. Con chị 5 tháng biết hóng chuyện tốt vậy là bình thường. + Về kỹ năng vận động : trẻ thường biết lẫy, nhiều trẻ có thể ngồi được trong vài giây, khả năng nắm bắt của em bé ngày một phát triển, bé có thể kéo các đối tượng gần hơn, nhặt đồ chơi, chuyển tay...nhưng là vận động của cả bàn tay chứ chưa thể linh hoạt ngón tay được. Các kỹ năng này sẽ chậm hơn ở các trẻ suy nhược sau ốm, còi xương - suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý mạn tính... Bé nhà chị đã cứng cổ, chưa biết lẫy, biết cầm đồ vật nhưng vận động các chi còn vô thức, chưa phát triển các giác quan như chị nhận thấy là hơi chậm hơn so với các trẻ thông thường thì chị cần loại trừ vấn đề đầu tiên ở bé là bé nhà chị có bị các bệnh lý nào không, có còi xương thiếu dinh dưỡng không, gia đình chị đã tích cực giao tiếp với bé không... Vì vậy theo tôi việc khám chuyên khoa Tâm bệnh hay thần kinh là chưa nhất thiết đặt ra, thay vào đó chị cần : + Tích cực giao tiếp với trẻ bằng cả các hoạt động vận động và ngôn ngữ nhiều nhất có thể, vui đùa với trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển về cảm xúc và các giác quan, chị hãy hát cho trẻ nghe. + Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ, có thể bổ xung thêm vitamin và khoáng chất. + Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ, trẻ ở độ tuổi này ngủ từ 16 đến 18 tiếng một ngày, ngủ sâu giấc. + Phát hiện và điều trị dứt điểm các bệnh lý nếu có. + Xây dựng môi trường sống thoáng mát, sinh động cho trẻ.. Và luôn theo dõi, đánh mốc tất cả các dấu hiệu của trẻ, nếu các triệu chứng không cải thiện sau một thời gian thì chị cần đưa trẻ đi khám. Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe. Bs. Nguyễn Thị Thanh