Câu hỏi
Thưa bác sĩ bé nhà em hôm nay dc 4 tháng. khoảng hơn 1 tháng trở lại đây cứ 7-10 ngày bé mới đi ngoài 1 lần, bé bú mẹ và thỉnh thoảng mới ăn sữa ngoài khoảng 60ml 1 ngày... bé k sốt nhưng hôm nay bé cứ è è rặn ị nhưng k ị dc thì phải ạ. Bé cũng bú khá ít, một ngày khoảng 5 6 lần, mỗi lần vài phút thôi ạ. E cũng muốn đưa bé đi khám nhưng vì lo dịch Covid nên k dám đưa đi... có gì nguy hiểm k bác sĩ
Bác sĩ tư vấn
![Doctor Avatar](/_next/image?url=%2Favatar-default.png&w=128&q=75)
BS. Dương Thị Thuỷ
Bạn Huế thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến iCNM, Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi, gia tăng ở 3 nhóm tuổi chính: tuổi bú mẹ, giai đoạn trẻ tập đi vệ sinh, và tuổi học đường. Táo bón là khi bé đi tiêu không thường xuyên (dưới 3 lần mỗi tuần) hoặc đi tiêu khó khăn và gây ra sự khó chịu, căng thẳng khi đi tiêu (phân cứng, rặn đau, ngồi lâu, tiêu khó khăn, đôi khi chảy máu hậu môn,…) thời gian kéo dài từ 2 tuần trở lên. - Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón cơ năng( 90-95%), táo bón thực thể chỉ chiếm 5-10%). Các yếu tố góp phần nên táo bón cơ năng rất đa dạng, bao gồm hành vi nín giữ phân( trẻ nhịn, sợ bẩn…), chế độ ăn uống( uống ít nước, ăn ít chất xơ, nhiều tinh bột, nhiều đạm), chế độ sinh hoạt, vận động( ít vận động)…, tổn thương quanh hậu môn - Táo bón thực thể khoảng 5%: bệnh lý suy giáp, rối loạn điện giải, bệnh lý thần kinh( tổn thương vùng cùng cụt, thoát vị màng não tủy, bại não, não bẩm sinh), bệnh lý đại tràng( phình to đại tràng, hẹp đại tràng, hẹp trực tràng hậu môn, dài giãn đại tràng, vô hạch…… Trường hợp con bạn, 4 tháng tuổi, nên cho trẻ tăng cường ăn sữa mẹ, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, tập vận động đạp xe ngày 2 lần sau cữ bú 20-30 phút. Nếu trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên uống 3 lít nước/ ngày, tăng cường chất xơ, tránh táo bón và bạn nên đưa trẻ đi khám để được đánh giá, tìm nguyên nhân nếu có và điều trị. Chúc bạn và gia đình sức khoẻ! Bác sĩ Dương Thị Thuỷ.