Câu hỏi

Tôi có thai21 tuần bị phù chân đi khám và xét nghiệm sỹ bảo bình thường, vậy lí do sao tôi bị vậy? có cách nào giúp giảm đi không a?

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Nguyễn Thị Thu

Bạn Lan thân mến!Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới iCNM. Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề. Phù chân gây những khó khăn trong việc đi đứng, sinh hoạt hằng ngày. Phù chân là một triệu chứng để bác sĩ quan tâm đến nguy cơ tiền sản giật. Tuy nhiên hiện tại bạn đã được thăm khám và loại trừ trường hợp này và các trường hợp nguy hiểm khác thì bạn yên tâm theo dõi thêm. * Hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân: - Sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim. - Sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn, gây ứ đọng máu ở chân làm xuất hiện của các triệu chứng: chân nặng, sưng phù, ngứa ran hoặc chuột rút. * Biện pháp hỗ trợ: -Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn. - Không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt - Tránh hoặc mặc quần áo quá chật, mang “bốt” hoặc giày có gót quá cao hay đế quá phẳng. Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng. - Tránh tăng cân quá mức - Tránh thức ăn quá mặn hoăc quá cay làm nặng thêm sự giãn nỡ của tĩnh mạch. - Uống nhiều nước, nhất là nước lúa mạch, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân. - Khi ngủ, gác chân lên gối để máu lưu thông tốt hơn. - Nên tắm nước nóng. Nên ngâm chân trong nước ấm, sạch khoảng 10 - 15 phút vào cuối mỗi ngày. Có thể chườm lạnh vào chỗ sưng. - Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương…. - Tập thể dục đều đặn, các bài tập thở, đi bộ hay bơi lội, thực hiện các động tác mátxa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu ích, nó không chỉ giúp bạn khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau. Hi vọng với lời khuyên trên sẽ giúp bạn giảm được triệu chứng phù chân cũng như an thâm về tinh thần từ đó giúp thai phát triển 1 cách toàn diện hơn. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà Anh/Chị/ Bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Địa chỉ: MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe! Bác sĩ Nguyễn Thị Thu.

Nguồn: icnm

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 06:33 19/08/2019
Chào bác sĩ ạ em có câu hỏi muốn hỏi bác sĩ kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kì kết quả như này có sao không ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 06:17 19/08/2019
Con trai của tôi nay được 5 tháng, cân nặng 7,5kg (lúc sinh cháu được 3,150kg), bú mẹ hoàn toàn. hàng ngày tôi coa bổ sung cho cháu 2 giọt vitamin d3 Pediakid. Cháu đã biết lật, cười giỡn với mọi người, hay bỏ tay vào miệng và nói ê a. Từ lúc sinh ra đến nay cháu vốn khó ngủ, ban đêm hay thức giấc và khóc. Tuy nhiên có một vấn đề mà tôi đang rất lo là gần đây cháu lắc đầu liên tục trước và trong khi ngủ. Ban ngày ngủ khoảng 3 tiếng đồng hồ, mỗi lần ngủ khoảng 30 phút và hay giật mình. Ban đêm, từ trước đến nay thì trong khi ngủ cháu thường hay trở mình nằm nghiêng rồi nằm ngửa, có khi lật nằm sấp, mỗi lần thức giấc là đập chân đùng đùng (mỗi đêm khoảng 4 lần).  Hai ngày nay, trong giấc ngủ, cháu cứ lắc đầu liên tục (mắt vẫn nhắm), có lúc lại đưa tay  lên chà xát tai và mặt. Sáng hôm nay, khi buồn ngủ và chuẩn bị đi vào giấc ngủ, cháu lại lắc đầu liên tục (mắt mở), sau đó trong lúc ngủ vẫn lắc đầu.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 05:22 19/08/2019
chào bs. con tôi năm nay 4 tuổi răng cháu bị siết. Nhưng có răng cống bị sâu vậy. tôi nên chở cháu đi khám hay phải làm gì. đi khám sợ cháu nhỏ quá. cảm ơn bs
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 04:01 19/08/2019
Tôi muốn hỏi khi nào xét nghiệm beta HCG cho kqua chính xác nhất? Tính từ ngày rụng trứng và có qhe?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 03:54 19/08/2019
da thua bs em bé em hơn 4thang cho bé bú bình giờ có thể bỏ van chống săc ra đươc k ah
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 03:53 19/08/2019
Chào bác sĩ. Bé nhà em đc gần 1 tháng tuổi. Ban đêm bé rất khó ợ hơi mặc dù đã vỗ ợ lâu và kỹ khoảng 30p, bé ngủ ngay luôn khi đang vỗ. Sau đó đặt nằm xuống thì tầm 1h sau bé bắt đầu cong chân, gồng mình ọ ẹ như bị đầy hơi, bé không bị trớ sữa và mắt vẫn nhắm và ngủ. Bé vẫn tăng cân và bú đều đặn, ngủ đủ. Cho em hỏi như trên có vấn đề gì không và có biện pháp nào để hỗ trợ giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn ko. Em xin cảm ơn
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 03:17 19/08/2019
Chào bác sĩ, bé nhà em 5 tháng tuổi, em cho bé đi khám dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung Ương, chuẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ kê đơn 4ml/ ngày -chia 2 lần, bé uống sắt được 2 ngày thì xuất hiện tình trạng tiêu chảy, liệu tình trạng trên có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bé không? và có cần giảm liều lượng sắt bổ sung mỗi ngày không ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ!!
Bác Sĩ Tư Vấn
Tổng Quát