Câu hỏi

Tôi làm kết quả cấy dịch âm đạo tên vi khuẩn gây bệnh là : E.coli vậy tôi nên sử dụng loại thuốc gì để loại bỏ triệt để vi khuẩn này

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. BS. Lê Thị Hoài Thanh

Chào bạn Hoa!Về mặt giải phẫu học, âm đạo là một xoang cơ thể nối liền cổ tử cung và âm hộ. Với vị trí mở ra ngoài da gần hậu môn nên vùng âm hộ, âm đạo có khá nhiều vi khuẩn thường trú (108 đến 109 vi khuẩn/ml dịch âm đạo) không gây bệnh gọi là vi hệ (hay hệ vi khuẩn chí). Nếu có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái âm đạo, làm phá hủy phổ vi khuẩn chí tại âm đạo và có thể gây viêm. Hệ vi khuẩn chí ở dịch âm đạo thường thấy là trực khuẩn Gram dương, một số cầu khuẩn Gram dương (E. faecalis, S. epdermidis...) và có thể gặp một trực khuẩn gram âm khác. Bình thường các vi khuẩn chí là có lợi, tuy nhiên gặp các điều kiện thuận lợi chúng cũng có thể gây bệnh cơ hội, là căn nguyên làm tăng mức độ viêm nhiễm tại vị trí chúng cư trú. Xét nghiệm nuôi cấy và định danh vi khuẩn là nhằm mục đích tìm xem có vi khuẩn gây bệnh hay không. Khi phân lập và định danh được vi khuẩn nghi ngờ có khả năng gây bệnh thông thường bất cứ phòng xét nghiệm vi sinh nào cũng phải tiến hành làm xét nghiệm kháng sinh đồ. Mục đích của việc làm kháng sinh đồ là để tìm và lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất cho từng cá thể, đối tượng người bệnh. Theo như bạn nói kết quả xét nghiệm của bạn xác định là trực khuẩn E. coli. Với kết quả xét nghiệm này chưa đủ để bác sĩ đưa ra được loại kháng sinh phù hợp cho bạn. Bạn cần được khám lâm sàng xem mức độ viêm nhiễm và quan trọng là kết quả kháng sinh đồ của bạn kèm theo với kết quả xét nghiệm bạn nhận được. Dựa trên kết quả kháng sinh đồ và tư vấn thêm, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn loại kháng sinh phù hợp nhất dựa trên các tiêu chí sau: - Vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh đó: chọn từ danh sách các thuốc nhạy cảm trong kết quả kháng sinh đồ. - Lựa chọn phương thức sử dụng thuốc tốt nhất: uống, tiêm hay đặt âm hộ. - Sử dụng kháng sinh phổ hẹp tránh gây ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn chí tại dịch âm đạo có thể làm trầm trọng hơn mức độ viêm nhiễm. - Loại thuốc phù hợp với tài chính của bạn mà vẫn có tác dụng tốt nhất... Tốt nhất bạn nên mang toàn bộ kết quả xét nghiệm gặp bác sĩ để được khám lại lâm sàng và tư vấn kê đơn thuốc chính xác nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. ThS BS Vũ Công Thành

Nguồn: icnm

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 06:03 27/06/2014
em chậm kinh 6 ngày đi xét nghiệm beta hcg có kết quả là <0.100. siêu âm có miên mạc dài 13mm sáng nay em thử que thì lên 1 vạch liệu em có thai k ai , hay chỉ là rối loại kinh huyệt kinh huyệt của em vốn k đều ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 01:32 27/06/2014
Bác sỹ cho em hỏi ngày đầu KKC của em là 3/6 và đến ngày 19/6 em có ra chút máu, chỉ lau khi đi vệ sinh 2 lần là hết ạ, từ ngày đó cứ cách 1 ngày em thử 1 que thì đều có 2v nhưng v2 mờ, đến hôm nay là 27/6, em thử lại v2 vẫn lên và mờ như những ngày hôm trước. Bác sĩ cho em hỏi như vậy em đã có thai chưa và v2 mờ như vậy thì có những trường hợp nào có thể xảy ra với em?Em cảm ơn bác sĩ!
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 09:31 26/06/2014
toi thay dau lam ram vung bung duoi di kiem tra thi chi so hcg la 28 nghi ngo co thai va so co thai ngoai tu cung nen dau bung co cach nao de kiem tra phat hien som thai ngoai tu cung k
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 07:41 26/06/2014
Kính chào bác sỹ, Em vừa làm xét nghiệm beta hcg tại Medlatec và có kết quả như sau: - ngày 24.06.2014: chỉ số 121.9 - ngày 26.06.2014: chỉ số 387.22 như vậy là tăng gấp 3 sau 2 ngày thì có nguy cơ gì không ạ? Ngày bắt đầu kinh gần đây nhất của em là 01/05, chu kỳ không đều, 30-40 ngày. Bác sỹ có thể cho em biết thai của em được bao nhiêu tuần tuổi rồi được không? Cảm ơn bác sỹ nhiều.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 04:48 26/06/2014
Xin chào các bác sy Con gái nhà em được 5,5 tháng tuổi,hiện tại bé bị đi tướt ngày nhiều 7-8 lần. mỗi lần đi bé đi liên tục 2 lần liền xong thôi, buổi tối bé k đi ngoài.em đã cho cháu đi khám thấy nói cháu bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, cho cháu dùng men và kháng sinh nhưng tới nay đã 10 ngày chưa thấy đỡ. Xin ý kiến các bác sỹ trường hợp ntn. Xin cảm ơn các bác sỹ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 02:00 26/06/2014
Chào bác sỹ. Tôi đang mang thai được hơn 37 tuần. Tôi có làm xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu. Kết quả tôi thấy có 1 số bất thường: Acid Uric tăng nhẹ: 364,7 umol/l Albumin giảm : 29,6 g/l BLO: Trace-intact PRO: 30mg/dl Các chỉ số khác : bình thường Huyết áp 130/80. Vậy với kết quả xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu như trên thì có kết luận gì, có ảnh hưởng gì đến thai kỳ không? Tôi có cần làm gì để các chỉ số về mức bình thường. Xin cảm ơn bác sỹ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 10:57 25/06/2014
Thua bac sy, hom qua chau da di xet ngiem tai benh vien minh va co ket qua nhu sau. Chau nho bac sy dõ ket qua giup chau de chau hieu sau hon. Nho bac sy tra loi vao dia chi email [email protected] Chau cam on rat nhieu Tinh dịch đồ 18 chỉ số 180.000 Thể tích tinh dịch 3 mL (2-5) Kiêng giao hợp 4 days (3-7) Thời gian lấy và thử mẫu 45 min Độ pH 7.5 (7.2-8) Bạch cầu trong mẫu Bạch cầu (+) (Bình thường) Nồng độ tinh trùng 83.4 M/mL (>20) Sự di động (các mức độ a+b+c) 38.6 % Di động về phía trước nhanh(a) 21.2 % (>=25) Giảm (Xem chi tiết) Di động về phía trước chậm(b) 10.4 % Không di động(d) 61.4 % Ðộ di động không tiến tới(c) 7 % % hình dáng bình thường:WHO 3rd 26.2 % (>=30) Giảm (Xem chi tiết) Nồng độ TT về ph trước(a) 17.7 M/mL (>=5) Nồng độ tinh trùng di động 32.2 M/mL Nồng độ TT về phía trước(b) 8.7 M/mL (>=5) Nồng độ tinh trùng chức năng 12.5 M/mL Tốc độ di chuyển trung bình 12 micr./sec (>=5) Tỷ số di động của tinh trùng 138 (>=80) Tổng số tinh trùng 250.2 M (>=40) Tổng số tinh trùng di động 96.6 M Tổng số TT tiến tới 79.2 M (>=20) Tổng số tinh trùng chức năng 37.5 M (>=40) Giảm (Xem chi tiết) Thể tích tinh dịch mL (2-5) Nồng độ tinh trùng trong mẫu mil/mL (20-70) Tổng số tinh trùng 1 lần xuất tinh Millions (80-185) Độ hoạt động Nhanh % Chậm % Không di động % Tỷ lệ tinh trùng sống Tỷ lệ tinh trùng sống sau 1 giờ % (80-100) Tỷ lệ tinh trùng sống sau 2 giờ % (60-80) Các hình thái dị dạng có thể %
Bác Sĩ Tư Vấn
Tổng Quát