Câu hỏi

Tuần trước mình khám tổng quát, có xn Ure, xn Creatinin, Điện Giải Natri Kali Cl, xn Acid Uric, kết quả trong mức bình thường chỉ Kali giảm chút. Siêu âm ổ bụng thì các cơ quan bình thường. Mình có cần làm thêm gì để chuẩn đoán chính xác chức năng Thận ko?

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Trần Tiến Tùng

Các xét nghiệm dùng để đánh giá chức năng thận: - Xét nghiệm máu: Đây là kĩ thuật được chỉ định nhằm đo lường nồng độ creatinin trong máu của người bệnh. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh là cấp hay mạn tính. Tuy nhiên, chỉ số creatinin trong máu còn phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và khối lượng cơ của cơ thể. Do đó, bên cạnh xét nghiệm máu, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm xét nghiệm Cystatin để chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn. - Xét nghiệm nước tiểu: Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng nước tiểu được cơ thể bài tiết ra ngoài trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, tình trạng của bệnh nhân sẽ được đánh giá cùng với khả năng đáp ứng điều trị. - Sinh thiết thận: Để chẩn đoán suy thận do tổn thương thận gây ra, phương pháp sinh thiết thận thường sẽ được chỉ định tiến hành. Với phương pháp này, có thể xác định một cách chính xác nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh. - Chẩn đoán hình ảnh: Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được chỉ định bao gồm: Siêu âm: đây là phương pháp phổ biến nhất giúp kiểm tra được vị trí và kích thước của thận. Chụp cắt lớp vi tính: phát hiện tổn thương thận, sỏi thận, áp xe, ung thư,... Chụp cộng hưởng từ. - Một số xét nghiệm khác: Bên cạnh những xét nghiệm kể trên, nếu nghi ngờ bị bệnh, người bệnh có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm ure máu. Xét nghiệm đo kali huyết. Ước tính mức độ lọc cầu thận. Hiện tại bạn cũng đã làm một số xét nghiệm và thăm dò để đánh giá chức năng thận, kết quả gần như bình thường. Nếu không có thêm triệu chứng đặc biệt nào, có lẽ bạn không cần làm thêm xét nghiệm sâu hơn. Chúc bạn sức khỏe !

Nguồn: medon

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 10:34 01/07/2021
Em chào các Bác sĩ, em là nam 29 tuổi. Em bị bệnh viêm cầu Thận IgA, huyết áp thỉnh thoảng có tăng nhẹ 30, đang dùng thuốc Zestril 5mg. Công ty em sắp cho đi tiêm vắc xin Covid19, xin hỏi Bác sĩ em có nên đi tiêm không ạ? Em cảm ơn!
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:57 08/06/2021
bs cho e hỏi mẹ em năm nay 60tuoi tự nhiên đi tiểu ra máu kèm theo triệu chứng đau lưng.như vậy là bị bệnh gì vậy ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:41 04/06/2021
cho hoi tiêu ra mau,tiêu nhiêu lan ,đâu túc dương vat va tinh hoan,co phai triêu chung cua viên dương tiet niêu ko a
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 11:12 03/06/2021
Cho em hỏi cứ đến buổi chiều tầm 5h trở đi em cảm thấy mắc tiểu liên tục, lượng nước tiểu ít, đi tiểu không thấy buốt. Nhưng đến khoảng 8h-9h thì cảm giác đó giảm dần và không bị như vậy nữa thì đó là triệu chứng bệnh gì ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 00:44 02/06/2021
Chào bác sĩ! Mẹ em bệnh suy thận mạn giai đoạn 3, mẹ em nên kiêng và nên ăn những loại thực phẩm nào để tốt cho sức khoẻ ạ. Em cảm ơn bác sĩ ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 04:02 01/06/2021
Chào bác sĩ . Cách đây 2 tuần em có đến khám ở Med, Trích Sài , sau các xét nghiệm và siêu âm ổ bụng thì bác sĩ kết luận em bị viêm đường tiết niệu do Ủeaplasma. Điều trị kháng sinh được 1 tuần thì không còn tình trạng tiểu mủ và tiểu rát. Nhưng giờ vẫn còn đau tức bụng dưới và tiểu khó, tiểu dắt không đi tiểu ngay được. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tình trạng của em cần phải làm gì không ạ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 07:58 31/05/2021
…tôi muốn hỏi Bs.. nước tiểu của tôi từ chiều hôm qua đến bây giờ có màu vàng xậm như nườc trà đậm.. tôi thấy bất thường vì hiện giờ tôi không có dấu hiệu gì.. tôi không bị tiểu đường, không có bệnh về đường tiết niệu..!
Bác Sĩ Tư Vấn
Tiết Niệu