Câu hỏi
vợ tôi có thai đến hiện tại được 5 tháng rưỡi,khi đi siêu âm bác sĩ bảo vợ tôi cổ tử cung ngắn và khi thai được 4 tháng rưỡi thì đã nhập viện và bác sĩ bảo có dấu hiệu dọa sãy và theo dõi 3 ngày trong bệnh viện..bệnh viện cho về nhà dưỡng...và cho thuốc sapu đặt hậu môn vào buổi sáng và thuốc cylogest đặt của mình vào buổi tối..và thai được khoảng 5 tháng thì lại có dấu hiệu ra máu. ra số lượng ích và khéo dài. gia đình đưa vào nhập viện thì khám bác sĩ bảo không có gì và cho về nhà dưỡng..sáng hôm sau gia đình không yên tâm đã đưa vợ cho 1 bác sĩ tư đã theo dõi hàng tháng..bác sĩ bảo CTC ngắn hơn trước và có thể không giữ được...và em có hỏi bác sĩ siêu âm thì bác sĩ bảo lổ trong CTC có khe hở...gia đình rất lo lắng nhưng bác sĩ khám thì bảo về dưỡng mà không bảo gia đình nên làm gì...đây là đứa con đầu tiên nên em cũng rất hoang mang..theo như vợ hiện tại em cần làm gì mong bác sĩ giúp đỡ và cho ý kiến
Bác sĩ tư vấn
BS. BS Nguyễn Hải Sơn
Chào bạn Kiên!Cổ tử cung ngắn khi mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng sinh non. Trong quá trình khám thai, bác sĩ phát hiện bất thường bằng cách đo cổ tử cung, chiều dài nhỏ hơn 25mm tức là cổ tử cung bị ngắn. Xác định cổ tử cung ngắn bằng siêu âm, những trường hợp này thường có nguy cơ sinh non cao hơn những phụ nữ có cổ tử cung bình thường. Theo các bác sỹ chuyên khoa sản: Các trường hợp sẩy thai, sinh non đều có liên quan đến yếu tố cổ tử cung, cổ tử cung ngắn khiến bà mẹ khó giữ được thai. Cổ tử cung ngắn có thể do bẩm sinh bộ phận sinh sản nhi hóa hoặc cổ tử cung kém phát triển, khoét chóp, cắt đoạn cổ tử cung... Cổ tử cung ngắn hầu như không ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý hay chuyện quan hệ vợ chồng nhưng nó lại có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai liên tiếp. Tuy nhiên, phát hiện sớm và có biện pháp dự phòng bằng cách khâu vòng eo cổ tử cung vẫn có thể giữ an toàn cho thai nhi. Về giải phẫu bệnh học, cổ tử cung bình thường của phụ nữ gồm lỗ ngoài và lỗ trong. Chiều dài cổ tử cung được đo từ lỗ ngoài đến lỗ trong. Cổ tử cung bình thường sẽ có kích thước khoảng 30mm. Khi chưa sinh nở, cổ tử cung tròn đều, mật độ săn chắc; sau khi đã trải qua một cuộc sinh, cổ tử cung sẽ dẹp lại và mật độ mềm hơn. Phụ nữ càng sinh nhiều thì lỗ ngoài của cổ tử cung càng rộng ra theo thời gian. Cổ tử cung cũng có giai đoạn sinh lý thay đổi chiều dài. Trong thời kỳ mang thai, cổ tử cung sẽ dài ra để giúp giữ thai nhi. Vào cuối thời kỳ mang thai, cổ tử cung dần dần ngắn lại để chuẩn bị cho cuộc sinh nở. Sau thời kỳ hậu sản, chiều dài cổ tử cung sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ trong thai kỳ rất quan trọng, không chỉ giúp phát hiện dị tật thai nhi, còn giúp phát hiện những bất thường ở cổ tử cung, tử cung hay vấn đề khác ở thai phụ. Trường hợp của vợ bạn tốt nhất nên nhập viện chuyên khoa sản để được khám theo dõi thai và điều trị, ở đó sẽ có đủ phương tiện, thuốc men cần thiết khi cần sẽ có chỉ định kịp thời. Ngoài ra, bạn sẽ được tư vấn cụ thể và phù hợp theo từng tuổi thai và mức độ bất thường của cổ tử cung. Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc. Bs.CKI: Nguyễn Hải Sơn