Câu hỏi
xin chào bác sĩ, bé gái con tôi hơn 7 tháng tuổi chưa được 7kg. cháu chỉ bú mẹ không chịu uống sữa ngoài hay ăn dặm. khi cho ăn cháu không chịu nuốt cứ ngậm và khóc. xin bác sĩ tư vấn giúp tôi
Bác sĩ tư vấn
![Doctor Avatar](/_next/image?url=%2Favatar-default.png&w=128&q=75)
BS. Trần Thị Kim Ngọc
Chào mẹ bạn Thanh Tài.Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của MEDLATEC. Rất nhiều trẻ gặp phải khó khăn lớn trong việc tập ăn dặm. Việc cho bé ăn dặm là một quá trình tập làm quen một cách từ từ và từ sớm lúc 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi bắt đầu cho ăn dặm thực sự. Nếu việc thực hiện cho ăn dặm không được thực hiện từ từ rất dễ thất bại. Cụ thể, từ 3 - 4 tháng đã cho bé tập làm quen mùi vị các thức ăn của người lớn bằng cách cho bé cùng nằm, ngồi chung trọng phòng ăn với không khí sinh hoạt ẩm thực của gia đình. Thỉnh thoảng cho bé nếm thử các thức ăn của người lớn như uống nước rau, mút hoặc ngậm một miếng thịt thật mềm, mút thìa đã nhúng các thức ăn của người lớn. Việc làm này cứ tăng dần cho đến 6 tháng cho trẻ ăn theo bữa ăn dặm thực sự. Con của chị nay đã 7 tháng tuổi trẻ phản ứng không chịu ăn bột ăn dặm chế sẵn là do không quen với mùi vị của nó, càng ép trẻ càng sợ ăn và sợ lây sang cả những thức ăn khác nữa. Chị có thể làm theo một trong các cách sau: + Một là: Có thể chị phải thực hiện lại từ đầu cho bé tập làm quen dần như bé mới 3-4 tháng tuổi sau đó chuyển dần sang ăn dặm thực sự. Đồng thời tăng cường cho bú sữa bình để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. + Hai là: chị sử dụng ngũ cốc như gạo tẻ nghiền nhỏ như cổ truyền, nấu nhừ với các nước xương, thịt, hầm, nước súp rau củ quả… chú ý các loại nước xương, thịt, rau cho tỉ lệ rất ít, bột cũng loãng, hoặc thậm chí chỉ có bột đường nếu trẻ chỉ chịu ăn bột đường. Bột được nấu ban đầu loảng như nước cháo sau đó đặc dần và các nước thịt xương hầm, rau củ quả nghiền nhỏ cũng tăng dần dần Chị chú ý: Cách cho ăn cũng rất quan trọng, trẻ đang quen với vú mẹ, bú bình, đột nhiên dùng thìa hoặc mẹ làm các động tác thô bạo thẳng thừng nhét thìa cậy miệng bé cố ép làm trẻ hoảng và cứ thấy thìa là ngậm miệng lại. Cách cho ăn bằng thìa cũng phải tập từ từ bằng cách nhử cho trẻ ngậm mút thìa không, thìa có muối, thìa có đường, thìa có thức ăn… sau đó đưa thìa vào hướng về phía miệng trẻ, trẻ hồ hởi há miệng đón nhận mới bón cho trẻ.. Cụ thể,Nếu bé khó khăn trong lúc tập ăn thì trong tuần thứ nhất chị không nên vội vàng cho bé ăn thịt cá ngay, chỉ nên cho trẻ nếm chút bột ăn dặm sữa pha loãng, khẩu phần bột có thể tăng lên một khi bé đã quen dần. Sau đó, chị hãy bắt đầu bổ sung dinh dường từ thịt, chị có thể luộc mềm rồi tán nhuyễn hoặc thịt thì băm nhuyễn hoặc sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột gạo hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá, thịt sau đó nấu lên cho bé. Còn với loại nước uống hằng ngày có thể chị nên cho bé uống 1/2 quả quýt ngọt pha loãng, có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè, hoặc bạn có thể bổ sung cho bé như quả bơ… Chị không nên lạm dụng gia vị khi bé chưa tròn 9 tháng:Thận của trẻ còn yếu, chưa quen với việc lọc muối, đường, bột nêm… nên trước khi con 9 tháng tuổi, thức ăn của trẻ không cần nêm gia vị hoặc mẹ chỉ nêm nhạt bằng muối hoặc nước mắm. Ngoài ra bé không chịu ăn dặm có thể do chị chưa biết cách pha bột hấp dẫn trẻ:Lần đầu tiên ăn dặm nếu bột không đủ ngon, quá loãng, quá đặc, quá nhạt hoặc quá mặn thì cho dù mẹ ép đến bao nhiêu thì trẻ vẫn khóc, nôn và sẽ từ chối bữa ăn. Vì vậy, trước hết chị hãy pha bột theo phương thức từ ít đến nhiều, bắt đầu từ 1 thìa cà phê khẩu phần ăn, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng lên khoảng 2 đến 3 muỗng,… Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày, lên 3 bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn.Mẹ có thể dùng bột măn RiDIELAC gạo sữa, yến mạch sữa… giúp bé tập ăn dễ hơn với hương vị quen thuộc từ sữa mẹ và giúp mẹ đỡ bối rối hơn trong khâu chuẩn bị bữa ăn. Qua tháng thứ 7 chị có thể cho trẻ chuyển từ bột ăn dặm vị ngọt đến bột ăn dặm vị mặn. Chị nên ưu tiên các loại bột ăn dặm nhiều dưỡng chất, giúp bé tiêu hóa tốt như RiDIELAC Yến mạch sữa bổ sung chất xơ từ Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, giúp hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.Các vi chất Kẽm, Sắt, Vitamin D3, A, C giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ bé luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, RiDIELAC còn có các bột vị mặn như Bò rau củ, Gà rau củ, Heo bó xôi, Heo cà rốt…giúp bé tận hưởng nhiều hương vị khác nhau. Để bữa ăn dặm là hành trình khám phá vui vẻ của hai mẹ con, chị hãy chịu khó và kiên nhẫn với bé nhé! Chúc chị nuôi con mạnh khỏe. BS Trần Thị Kim Ngọc.