Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, bs cho e hỏi dấu hiệu của còi xương thiếu canxi vs ạ? Bé nhà e 9m dùng được váng sữa chưa ạ? Và sữa chua trộn lẫn váng sữa có được không ạ?
Bác sĩ tư vấn
BS. Thanh Tâm
Chào bạn! Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế, để trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng chống suy dinh dưỡng và tăng trưởng chiều cao tối ưu, trẻ phải được nuôi dưỡng hợp lý bao gồm cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Từ sau 6 tháng mới cho trẻ ăn bổ sung hay còn gọi là ăn dặm. Như vậy con bạn mới 5 tháng tuổi đang bú mẹ thì bạn nên tiếp tục cho cháu bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng, khi cháu bắt đầu ăn dặm thì bạn mới nên cho cháu ăn thêm váng sữa hoặc sữa chua trong các bữa ăn phụ. Đồng thời khi cho cháu ăn váng sữa chỉ nên cho cháu ăn 1 hộp/ngày. Bạn cần lưu ý rằng thành phần váng sữa chủ yếu là chất béo, ít đạm, vitamin và các chất khoáng. Vì vậy không nên dùng váng sữa để thay thế sữa mẹ hoặc khẩu phần sữa trong bữa ăn chính hàng ngày của cháu. Đồng thời bạn cũng cần biết một số trường hợp không nên cho trẻ ăn váng sữa như trường hợp trẻ bị thừa cân, béo phì, tiêu chảy. Dấu hiệu, biểu hiện trẻ bị còi xương giai đoạn đầu Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bạn thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn. Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu trẻ không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bị thiếu phốt pho. Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị còi xương nặng Giai đoạn này cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Bạn cần chú ý nếu thấy bé hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của bé… Ở giai đoạn bệnh trở nặng, bạn sẽ thấy xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như bé không có xương. Hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên. Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái. Ngoài ra còn một số biểu hiện, triệu chứng khác có thể nhận biết được khi bé bị còi xương như: – Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. – Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O. – Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón. – Trong trường hợp còi xương cấp tính: bé có thể bị co giật do hạ canxi máu. – Các cơ nhão làm trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại di chứng ở hệ xương như: Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X)… Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với bé gái.