Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Cháu đang bầu tuần thứ 28 , hôm nay cháu đi thử máu lúc đói và kết quả hàm lượng đường trong máu của cháu là 6,6 mmol/l. Vậy cháu phải ăn uống như thế nào để có một thai kì khỏe mạnh cho hai mẹ con ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ !
Bác sĩ tư vấn
BS. Nguyễn Võ Mỹ Hương
Chào cháu Khi mang thai đến 28 tuần, đây là thời kỳ tế bào mỡ và tế bào não của thai nhi đang phát triển nên mẹ cần phải bổ sung các loại thức ăn giàu protein, mỡ, phốt pho và vitamin để thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ và đường ngọt, tránh quá nhiều nhiệt lượng, làm cho thai nhi quá lớn, ảnh hưởng đến sinh nở. - Nếu mẹ thiếu máu thì cần chú ý bổ sung sắt. Ở tháng thứ 7, lượng lớn kích tố của thai làm cho cơ trơn của vị tràng bị lỏng nhão, lượng nước bị thành ruột hấp thu nên thường dẫn đến táo bón. Do đó, cần phải ăn những thức ăn như: rau xanh, hoa quả tươi và có chất xơ, hồ đào, lạc, vừng, hạt hướng dương… Những thức ăn này chứa nhiều axit béo không bão hoà, có thể giảm được tỷ lệ phát những bệnh về da cho trẻ sau này. Chú ý, những thức ăn chứa nhiều vitamin B2 như: gan động vật, rau xanh, mộc nhĩ, đậu… có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu của trẻ sau khi sinh. Thường ăn những thức ăn chứa iốt, có thể giảm tỉ lệ phát bệnh đần độn ở trẻ. - Uống nhiều nước: một số thai phụ cho rằng uống ít nước có thể giảm bớt sưng phù nhưng điều này không đúng. Uống ít nước không có lợi cho việc bài tiết chất thải ra ngoài. Chất thải tồn đọng trong cơ thể thường làm phù nặng hơn. Uống nhiều nước thì chất thải sẽ bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi, giúp giảm sưng phù. Uống thành nhiều lần - Ít ăn muối: ít ăn muối có thể giảm phù, nhưng không phải là kỵ muối. Quá ít muối sẽ làm cho thai phụ chán ăn, mệt mỏi, khi nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. - Dưa hấu, đậu đỏ, hành tây, cần tây, bạc hà, tỏi, dưa leo,... có tác dụng lợi niệu tiêu phù, thai phụ có thể ăn nhiều một chút. - Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D… - Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động vật, thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng… - Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 - 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc. Chúc hai mẹ con khỏe