Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Em được chẩn đoán mắc bệnh vẩy nến. Hiện em chỉ dùng thuốc bôi ngoài da Samiol. Bệnh vẩy nến có chữa hết được không? Và cần phải điều trị như thế nào?
Bác sĩ tư vấn
BS. Vũ Quốc Tuấn
Chào bạn Vẩy nến là bệnh khó điều trị, cần kiên nhẫn. Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với Vẩy Nến, Đây là một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo. Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau: - Ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn. - Dùng thuốc mỡ axit salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da. - Dùng kem chứa thành phần steroid cũng có hiệu quả. Ngoài ra, có thể dùng thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene, thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Tuy nhiên vì các loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được kê bởi bác sĩ. - Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 - 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được. Chế độ dinh dưỡng cho người bị vảy nến - Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba… - Rau quả: có nhiều beta-carotin như trái bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài - Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự 3-Omega, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da. - Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong bệnh vảy nến. - Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. Người bị vảy nến không nên có định kiến phải tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm ngứa. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh dị ứng với hải sản nào đó. - Và hạn chế: Thịt, sữa, trứng: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên… Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Thân mến