Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Tai e bị rất nhiều ráy và e đi lấy,nhưng lấy xong thì cảm giác trong tai co nước và đóng vảy sau đó,sau tầm hai tuần e đi lấy tiếp thì tai đã khô và lại lấy đc rất nhiều ráy,sự việc đã diễn ra khoảng 4 tháng nay ạ,em muốn hỏi tai e bị bệnh gì ko và nếu có thì cách chữa trị như thế nào ạ?e xin cảm ơn bs ạ,vì tai e từ trc đến nay ít ráy,nhưng từ 4 tháng trở lại đây bị ntn nên e rất lo lắng ạ
Bác sĩ tư vấn
BS. Trần Huỳnh Mai Thanh
Chào bạn, Ráy tai như một chất sáp do ống tai ngoài tiết ra để đảm trách nhiệm vụ bắt giữ bụi bặm, vi khuẩn, thậm chí là các côn trùng nhỏ... khi chúng xâm nhập vào trong ống tai. Thói quen ngoáy tai, lấy ráy tai nhiều sẽ gây rách, trầy xước da ống tai, làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết bên dưới lớp biểu bì gây viêm ống tai. Vi khuẩn có thể có sẵn trong ống tai hoặc đưa từ ngoài vào khi ngoáy tai. Mặt khác, lấy ráy tai không đúng cách có thể đẩy khối ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, bám sát vào màng nhĩ gây đau tai, ù tai và nghe kém. Bình thường chúng ta không nên ngoáy tai hằng ngày vì sẽ làm mất đi một yếu tố bảo vệ tự nhiên cho tai khỏi bụi bặm và nhiễm trùng. Hoặc chỉ nên ngoáy tai nhẹ nhàng tối đa 2-3 lần mỗi tháng. Cũng không nên dùng que gòn, tăm bông vì sẽ nén chặt nút ráy tai hơn và đẩy nó vào sâu hơn hay dùng cây móc tai bằng sắt hay inox, chìa khóa hay nắp bút, que tăm... vì nguy cơ gây tổn thương da ống tai hoặc làm thủng màng nhĩ rất cao. Thay vào đó nên nhỏ vào tai vài giọt dầu thực vật hoặc dầu tắm trẻ em... để ráy tai trở nên lỏng lẻo hơn và tự rơi ra ngoài. Hoặc có thể dùng vòi tắm hay bơm tiêm xịt nước ấm vào trong tai để ráy tai mềm nhão ra, lưu ý là với áp lực rất nhẹ để không làm vỡ màng nhĩ, sau đó khi nghiêng tai xuống thì dòng nước chảy ra sẽ lôi ráy tai đi theo. Nếu vẫn không làm sạch được ráy tai thì nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ lấy dị vật phối hợp với máy hút y tế lấy sạch nút ráy tai một cách nhẹ nhàng và an toàn. Thân.