Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, triệu chứng của sốt xuất huyết là gì ạ ?

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Lưu Thị Kim Nhung

Chào cháu .! Triệu chứng sốt xuất huyết như sau : 1. Thời kỳ ủ bệnh: 3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày. 2. Sốt dengue Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy. Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Như vậy biểu hiện xuất huyết không chỉ sốt xuất huyết dengue mới có (6). 3. Sốt xuất huyết dengue Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt dengue. Tuy nhiên thường sau từ 2 đến 5 ngày, tức là vào giai đoạn hạ sốt, một số trường hợp nhiễm trùng đầu tiên và đa số các nhiễm trùng thứ phát sau khi đã nhiễm một loại huyết thanh khác có biểu hiện hạ tiểu cầu (< 100.000/mm³) và cô đặc máu. Thường thì giảm tiểu cầu xảy ra trước cô đặc máu. Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không. Các biểu hiện xuất huyết thường gặp trong sốt xuất huyết dengue gồm xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa. Lá lách thường không lớn. Nếu gan lớn và đau thì đây là những dấu hiệu bệnh nặng. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch màng phổi, giảm protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường (6). Tính thấm mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn, là nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu. Khi bệnh nhân có đồng thời hai dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là sốt xuất huyết dengue và được phân loại theo WHO (6): Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát. Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát. Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương < 20 mm Hg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn. Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg. Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có di chứng (6) Tính thấm mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn, là nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu. Khi bệnh nhân có đồng thời hai dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là sốt xuất huyết dengue và được phân loại theo WHO (6): Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát. Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát. Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương < 20 mm Hg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn. Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg. Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có di chứng (6) Nêu bênh nhân nghi ngờ bị sốt xuất huyết thì cần đến bênh viện khám và điều trị ngay nhé . Thân

Nguồn: edoctor

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 12:02 11/07/2016
Xin chào bác sĩ, Cháu bị viêm hang vị dạ dày trào ngược thì nên dùng thuốc thế nào để chữa khỏi ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 23:21 09/07/2016
Xin chào bác sĩ, Bệnh tiểu đường cần ăn uống như thế nào và thực đơn hàng ngày ra sao. Và ba em mắc phải bệnh tiểu đường thì em cũng có nguy cơ rất cao vì thế em phải làm sao để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ăn những thực phẩm nào
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 15:23 08/07/2016
Xin chào bác sĩ, Bác sĩ cho tôi hỏi, tuần thai thứ 20 siêu âm đã phát hiện được dị tật thai nhi chưa?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:38 08/07/2016
Xin chào bác sĩ, Cho e hỏi thực phẩm nào tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 05:55 08/07/2016
Xin chào bác sĩ, em đã gần 19 tuổi mà em rất gầy. Nặng có 43 kg. Em ăn uống cũng khá nhiều mà không thấy béo lên được. Em đoán là hệ tiêu hoá của em có vấn đề k hấp thụ được định dưỡng. Bác sĩ cho e lời khuyên phải làm sao đi ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 12:19 07/07/2016
Xin chào bác sĩ, em cao 1m63 nặng 58kg thì thân hình có cân đối chưa
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 12:19 07/07/2016
Xin chào bác sĩ, Chào bác sĩ, ngón chân cái của tôi cứ 1 thời gian ngắn khoảng 3 đến 4 tuần mọc móng thì rất đau. Hay bị lên mủ, phải cắt khoé móng chân thì bớt đau. Nhưng cứ vài tuần sau thì bị đau lại. Tôi nên chữa trị hay đi đâu chữa cái khoé món chân của mình vì nó rất khó chịu Câu hỏi: Chào bác sĩ, ngón chân cái của tôi cứ 1 thời gian ngắn khoảng 3 đến 4 tuần mọc móng thì rất đau. Hay bị lên mủ, phải cắt khoé móng chân thì bớt đau. Nhưng cứ vài tuần sau thì bị đau lại. Tôi nên chữa trị hay đi đâu chữa cái khoé món chân của mình vì nó rất khó chịu BS. Nguyễn Xuân Chiến trả lời: Chào bạn, hiện tượng đó là do móng chân bạn mọc bị cắm vào giường móng chân và gây viêm, nhiễm trùng tạo mủ.Những trường hợp như vây sẽ rất dễ bị lại nên bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp để được các bác sĩ khám và có chỉnh lại móng chân cho bạn.Thân Bác sĩ cho hỏi là ở th hcm nên đi đâu để khám chuyên khoa khớp?
Bác Sĩ Tư Vấn
Nội Khoa