Câu hỏi
Xin chào bác sỹ. Tôi là mẹ cháu Nguyễn Khôi Nguyên. Ngày 01/02/2016 tôi có đưa con đi khám và được bác sỹ chẩn đoán là cháu bị viêm họng mủ. Cho uống kháng sinh 5 ngày đã khỏi. trong khi uống kháng sinh cháu có bị phát ban 2 ngày và đi ngoài 6 ngày. Hết kháng sinh cháu không đi ngoài phân lỏng được 2 ngày thì cháu lại bị đi ngoài, ngày 2-6 lần, phân lỏng, có khi có nhầy. t đã cho con uống men enter, grafort nhưng không cải thiện. ngày 11/2/2016 trên người, tay bụng, lưng có vài nốt chấm đỏ li ti, 2 đùi xuống đến chân nôt đỏ này dày hơn rồi khoảng 3 ngày sau thì hết nốt đỏ. Hôm nay là ngày 18/2/2016 bé vẫn bị đi ngoài. Bác sỹ cho t hỏi có phải bé xuất hiện nốt đỏ đó có phải bị sởi không ạ (cháu không sốt, không ho, không nhèm mắt) và bị đi ngoài có phải do biến chứng của sởi không ạ? Thứ 7 ngày 20/2/2016 tôi muốn cho con xuống xét nghiệm thì bệnh viện làm những xét nghiệm gì? Mong bác sỹ tư vấn giúp ạ. Cảm ơn bác sỹ.
Bác sĩ tư vấn

BS. BS Nguyễn Hải Sơn
Chào anh/chị!Trong thông tin chị cung cấp còn thiếu tuổi của cháu. Chị đang muốn biết tình trạng của cháu có phải bị bệnh sởi không? Chúng tôi có thể cung cấp một số thông tin về sởi như sau: - Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, thường xuất hiện những triệu chứng sau: Sốt, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, sợ ánh sáng, những nốt nhỏ với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik. Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau. Diễn biến của bệnh: Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao. Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dần lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước. Các biến chứng thường gặp như: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não- màng não, viêm mũi họng, viêm ruột… Trường hợp cháu nhà chị để chẩn đoán bệnh chị cần đưa cháu đến trực tiếp cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám lâm sàng sau đó mới làm các xét nghiệm cần thiết. bệnh viện MEDLATEC chúng tôi thực hiện xét nghiệm về sởi 24/7, gồm: - Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu sởi IgM (measles-specific IgM) huyết thanh ở giai đoạn cấp (thường xuất hiện 3-5 ngày sau khi phát ban) bằng phương pháp miễn dịch enzyme (ELISA). - Đối với IgM nếu lấy máu trong 3-5 ngày đầu khi phát ban có thể cho kết quả âm tính, cần xét nghiệm máu lần 2 để khẳng định. - Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn sau phát ban và kéo dài có thể suốt đời phụ thuộc vào hệ miễn dịch của từng cá thể. Kháng thể IgG (+) khi hiệu giá kháng thể IgG tăng>=4 lần ở 2 mẫu huyết thanh liên tiếp cách nhau 2 tuần. - Xét nghiệm dịch tiết tỵ - hầu, dịch phết niêm mạc má bằng kỹ thuật real-time RT-PCR để chẩn đoán sởi. Thời gian lấy mẫu từ 0-5 ngày kể từ khi phát ban. Phương pháp này phát hiện sớm, cho độ nhậy, độ đặc hiệu 100%. Đây là phương pháp phát hiện sớm mà không phải lấy máu, rất thích hợp cho trẻ nhỏ. Chúc chị và cháu luôn mạnh khỏe BS.CKI. Nguyễn Hải Sơn