Câu hỏi
Chào bác sĩ ạ! E thi thoảng bị đau ngực âm ỉ chỗ phía dưới xương ức, hay bị nhiều về đêm là triệu chứng bệnh gì ạ. Có khoảng thời gian thì hay bị đau nhiều, có khoảng thời gian rất lâu nó mới đau. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em đi khám bác sĩ kê thuốc dạ dày, e uống thuốc dạ dày mãi mà vẫn không khỏi
Bác sĩ tư vấn
BS. Trần Tiến Tùng
- Đau ngực vùng xương ức hay những cơn đau co thắt ở giữa ngực là tình trạng rất dễ gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người sau độ tuổi 30, người làm nhiều việc nặng nhọc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức như vận động quá mạnh, làm việc với cường độ cao, quá sức, đầu óc căng thẳng, stress hay sự thay đổi bất thường của thời tiết. Đau nhức vùng xương ức cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. - Người bị bệnh sẽ có cảm giác đau, tức vùng lồng ngực đi kèm với là tình trạng khó thở, thở nông. Đôi khi, cơn đau có thể lan rộng sang các khu vực lân cận như cổ, hàm, hai tay,... Cơn đau âm ỉ, đau nhiều khi vận động, cúi gập người hoặc lúc đổi tư thế. Cũng có lúc, cảm giác đau tức ngực đột ngột xuất hiện kể cả khi bạn không làm gì. - Các biện pháp giảm cơn đau: Thời gian đầu, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá mạnh Với những cơn đau nhức vùng xương ức thì bạn có thể giảm đau bằng cả chườm nóng lẫn lạnh. Chườm lạnh sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng viêm xảy ra. Chườm nóng là cách để bạn hỗ trợ quá trình máu lưu thông, giảm đau nhức hiệu quả. Bạn cần phải chú ý vận động nhẹ, không nên sợ đau mà nằm liên tục có thể dẫn đến cứng khớp khiến bệnh nặng hơn. Massage nhẹ nhàng và thường xuyên, có thể sử dụng thêm dầu nóng cũng là cách mà nhiều người áp dụng để giảm các cơn đau nhức vùng xương ức. Việc massage sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời cơ thể cũng được thư giãn, góp phần nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe. - Bạn đã từng đi khám và được chẩn đoán đau ngực do hội chứng dạ dày và cũng đã được kê đơn. Ngoài uống thuốc theo chỉ định, bạn cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, hạn chế chất kích thích và những căng thẳng thần kinh, ngoài ra là áp dụng những cách giảm đau ngực kể trên. Nếu triệu chứng không thuyên giảm thì cũng là lúc bạn nên tái khám bác sĩ. Chúc bạn sức khỏe !