Câu hỏi

Chào bác sĩ! E sinh bé 15m, e muốn 3 năm nữa mới sinh bé tiếp theo, hiện giờ e muốn dùng phương pháp tránh thai an toàn. E tìm hiểu thấy khá nhiều phương pháp nhưng chưa có lựa chọn tốt nhất, mong Bắc sĩ tư vấn giúp e

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Thân Ngọc Tuấn

Bạn Thúy Hằng thân mến,Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai, tuy nhiên mỗi biện pháp cũng có ưu, nhược điểm khác nhau và tỷ lệ tránh thai khác nhau. 1.Bao cao su Bao cao su cũng là một trong những cách phổ biến để ngừa thai đồng thời ngăn chặn được hầu hết các bệnh tật lây qua đường tình dục, thậm chí cả HIV. Việc sử dụng bao cao su vừa tiện lợi lại có tính an toàn đối với cả nam và nữ. 2.Thuốc tránh thai Hiện nay, thuốc uống tránh thai hàng ngày có hai loại. Loại thứ nhất là sự kết hợp của hai hormone progestin và estrogen nhân tạo (viên kết hợp), loại thứ 2 chỉ chứa progestin. Đây là biện pháp tránh thai khá phổ biến và đem lại hiệu quả cao, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, chị em phải uống thuốc hàng ngày vào một giờ nhất định và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 3.Đặt vòng tránh thai Vòng tránh thai là một trong những dụng cụ tốt và phổ biến được các chị em tin tưởng dùng. Phương pháp này không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục của chị em. Từ trước đến nay, phụ nữ đã lựa chọn phương pháp này. 4.Que cấy tránh thai và tiêm thuốc tránh thai Phương pháp này được cho là có hiệu quả tuyệt đối được cấy dưới da tay không thuận của người phụ nữ. Sau khi cấy, que sẽ phát huy tác dụng sau 24 tiếng và có hiệu quả trong 3 năm. Trong que cấy có chứa nội tiết tố nên khoảng thời gian được cấy que không cần sử dụng đến bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác. Bất cứ lúc nào muốn có thai người phụ nữ ngưng sử dụng là có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, nên ngưng áp dụng biện pháp tránh thai này từ 3 tháng trở lên trước khi mang thai để cơ thể trở về trạng thái ổn định. 5.Miếng dán tránh thai Miếng dán tránh thai là một miếng dán có diện tích nhỏ, bao gồm 2 loại hormone estrogen và progesterone, phóng thích hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vòng 1 tuần. Miếng dán giải phóng một lượng hormone vào máu thông qua da, từ đó ngăn chặn sự rụng trứng hàng tháng ở người phụ nữ. Miếng dán tránh thai còn làm tăng chất nhầy ở tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận trứng và thụ thai. Miếng dán được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như phần mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, bụng dưới, trên vai, sau lưng hoặc mông (không dán lên ngực). Sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng, ngưng dán 1 tuần và sẽ có kinh nguyệt trong tuần đó. 6.Thắt ống dẫn tinh Thắt ống dẫn tinh cũng là một phương pháp phổ biến ở nam giới như dùng bao cao su. Phương pháp này rất an toàn mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như khoái cảm của nam giới trong quá trình quan hệ vợ chồng. 7.Triệt sản Triệt sản là phương pháp đình sản phổ biến ở nữ giới. Cũng tương tự như thắt ống dẫn tinh, triệt sản ở nữ giới sẽ được cắt và thắt ống dẫn trứng. Như vậy 1 số biện pháo có thể áp dụng được với bạn như dùng bao cao su, thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai hay đặt vòng. Tuy nhiên nếu lần 1 bạn sinh mổ thì biện pháp đặt vòng cũng không phải lựa chọn ưu tiên, còn nếu bạn sinh thường thì có thể qua viện khám để bác sĩ tư vấn đặt dụng cụ tránh thai ( vòng tránh thai). Còn nếu bạn sinh mổ mà dự định 3 năm sau sinh em bé tiếp theo thì lựa chọn cấy que tránh thai là hợp lý vì sau cấy que có tác dụng 3 năm, tuy nhiên có tỷ lệ khoảng 5% chị em phụ nữ sau cấy có tác dụng phụ rong kinh điều trị nội khoa không kết quả buộc phải tháo que và thay bằng biện pháp tránh thai khác. Chúc bạn nhiều sức khỏe, Bác sĩ Thân Ngọc Tuấn.

Nguồn: icnm

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 05:31 05/03/2019
bác sĩ cho e hỏi ngày 18 chu kì em đo niêm mạc là 13,7 vậy có khả năng đã có thai ko ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 02:14 05/03/2019
Kính thưa bác sĩ, vợ em có chu kỳ đều vào 28 hàng tháng, ngày 4/3 vợ em có làm xét nghiệm nồng độ beta Hcg và chỉ số là 6666,56. Bác sĩ cho em hỏi vợ em đã có thai được bao nhiêu tuần? và chỉ số Hcg có thể hiện thai đã vào tử cung chưa ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 17:20 04/03/2019
Chào bv. E có làm xét nghiệm triple test tại bv. Kết quả là AFP 40,75, BETA 64686, UE3 1,08. Down 1:3564. Dị tật ống thần kinh 0.9243. Hội chứng edward 1:50000 tình hình còn e là bình thường chứ ạ. E xin cảm ơn bv.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 11:39 04/03/2019
Trong kết quả của con tôi có chỉ số Ferritin cao trên cơ sở cháu có thiếu máu đa hồng cầu, kích thước hồng cầu nhỏ thì nguyên nhân có thể là gì và biện pháp khắc phục ? Xin cảm ơn
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 11:08 04/03/2019
Chào bs. Bs tư vấn giúp e với ạ. Con e được 15 ngày tuổi. Cháu ăn ngủ tốt.Cháu có hiện tượng khụt khịt khi bú.e có mua nước muối sinh lý nhỏ mũi và hút mũi cho cháu. Nhưng hiện tượng khụt khịt mũi vẫn còn và e thấy cháu có nhiều đờm ở cổ họng. Vậy bs tư vấn giúp e hiện tượng của cháu như vậy có nghiêm trọng không và làm cách nào để hết đờm ở cổ họng.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 10:51 04/03/2019
Bác sỹ cho em hỏi nay em khám thai 32 tuần,chiều dài xương đùi : 56 mà theo bảng chuẩn là 61.Chỉ số của con em thấp hơn thì có ảnh hưởng gì không ạ Em cảm ơn!
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 10:28 04/03/2019
Tôi xét nghiệm AMH tại Medlatec là duoc ket qua la 0.278 ng/mL, (chi so binh thuong la 0.097-2.960). Vậy nhờ BV cho tôi hỏi là với chỉ số này tôi có cơ hội IVF đuoc khong?
Bác Sĩ Tư Vấn
Tổng Quát