Câu hỏi

Chào bác sĩ Em năm nay 20 tuổi còn có thể tăng chiều cao được không? Nếu có thì có cần khám kiểm tra để tư vấn liệu trình không ạ???

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. MedOn

Chiều cao của con người phát triển nhờ vào quá trình cốt hóa tại tế bào sụn tăng trưởng (Growth Plates). Quá trình này diễn ra trong suốt thời gian phát triển thể trạng của con trẻ, đặc biệt ở 3 giai đoạn: Giai đoạn bào thai, 1000 ngày đầu đời và tuổi dậy thì. Khi tiến trình cốt hóa sụn kết thúc, đĩa sụn đóng lại và đây chính là thời điểm cơ thể ngừng cao. Xương dài ra là cả một quá trình dài tích lũy dinh dưỡng kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học. Sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao giúp người dùng củng cố dinh dưỡng, xương có đủ nguyên liệu để tăng trưởng. Thời gian sản phẩm phát huy tác dụng phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng tại xương ở mức độ nào. Nếu cơ thể bạn vẫn đang trong độ tuổi phát triển chiều cao thì các thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ phần nào đó việc cải thiện chiều cao. Tuy nhiên, song song với việc sử dụng TPBVSK tăng chiều cao, bạn cũng cần chú ý: - Chú ý đến chế độ ăn uống: Tăng cường các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu canxi, hạn chế thức ăn nhanh, uống rượu bia, cà phê, hút thuốc... - Tối ưu chất lượng giấc ngủ Hormone tăng trưởng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ hấp thu dưỡng chất tại thành ruột, ống thận… để nuôi xương và cơ thể. Giấc ngủ sẽ là thời điểm vàng để tối ưu quá trình sản sinh hormone tăng trưởng nếu bạn đi ngủ sớm (trước 22:00) với chất lượng không gian, giường đệm, nhiệt độ phòng... ổn định, phù hợp. - Luyện tập thể dục - thể thao Chế độ vận động khoa học sẽ là điều kiện tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe hệ cơ-xương-khớp của con. Một số những môn thể thao được khuyến khích tập luyện để kích thích chiều cao có thể kể đến là: Bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, yoga… Chúc bạn mạnh khoẻ và có được chiều cao như ý.

Nguồn: medon

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 14:42 15/01/2022
tôi đặt lịch khám sk tổng quát vào ngày 19/1/2022 thì thời gian lấy máu ntn. Đến ngày khám lấy máu hay lấy máu trước ngày khám
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 05:33 14/01/2022
Tôi xin hỏi giá test nhanh và test PCR 1 người tại viện ạ? Xin cảm ơn!
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 01:32 14/01/2022
Con gái tôi 47 t bị vọp bẻ từ bàn chân đến đùi 15 p sau mới hết là nguyên nhân bênh gì? Xin cám ơn
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 19:56 13/01/2022
chào các bác sĩ, tôi là nữ 32 tuổi, gần đây tôi có hiện tượng đánh rắm trong lúc ngủ (xảy ra thường xuyên, 1 tối vài lần), điều này ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ vì sau mỗi lần như thế tôi lại giật mình tỉnh giấc và cảm thấy xấu hổ. Tôi có cảm thấy tiêu hoá của tôi gần đây có vấn đề, hay đầy bụng, ọc ạch, đôi khi đau bụng, tôi có tiền sử trào ngược nên mỗi tối trc khi đi ngủ thời gian gần đây tôi có sử dụng thuốc Omeprazol. Tôi muốn hỏi bác sĩ nguyên nhân và cách khắc phục bệnh, cám ơn các bác sĩ rất nhiều
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 19:05 13/01/2022
Dạ bác sĩ cho em hỏi, gần đây em hay bị khó chịu ở vùng bụng bên phải ngay xương sườn, có đau nhẹ và khi hít thở em có cảm giác nó hơi phình ra ạ và cảm thấy như châm chích. Em không biết em có đang gặp phải bệnh gì nguy hiểm không ạ, thưa bác sĩ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 23:31 11/01/2022
Dạ bác sĩ cho hỏi thuốc này người bị thiếu máu uống được không ạ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 06:34 11/01/2022
Em muốn test PCR gộp 2 thì chi phí hết bao nhiêu ạ? Đến tận nhà test thì chi phí bao nhiêu ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Nội Khoa