Câu hỏi
con em được 1tháng 25 ngày tối ngủ bé hay thở khụt khịt sáng nay thức thấy bé bị khàn tiếng không ho. hút k có dịch mũi là bé bị sao vậy ạ. có nguy hiểm không ạ
Bác sĩ tư vấn
![Doctor Avatar](/_next/image?url=%2Favatar-default.png&w=128&q=75)
BS. Dương Thị Thuỷ
Bạn Nhung thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho iCNM. Khụt khịt là tình trạng phổ biến bình thường ở đa số các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Bình thường trẻ nhỏ mới sinh có ống mũi bên trong rất nhỏ và hẹp, đường kính mỗi ống mũi trong chỉ khoảng 2-3 mm. Vì vậy, khi niêm mạc mũi bên trong sản xuất ra chất nhầy, dễ dẫn đến khó tống chất nhầy này đi, làm chất nhầy tập trung lại, và gây đầy ống mũi, tạo ra tiếng khụt khịt khi trẻ hít vào thở ra. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cho đến 3-4 tháng tuổi, khi đường mũi bị nghẹt trẻ vẫn chưa có phản xạ thở bằng miệng thay cho thở bằng mũi. Chỉ khi khóc to, lúc đó trẻ mới thở được bằng miệng. Tiếng khụt khịt tăng lên khi trẻ bú, trẻ hay ngừng bú để thở vì bị ngạt. Hiện nay, phương pháp hỗ trợ được khuyến khích phổ biến nhất là nhỏ mũi hoặc xịt nước muối sinh lý vài lần một ngày. Ở trẻ khụt khịt bình thường, khi trẻ bị viêm đường hô hấp, hoặc bị hít khói thuốc lá nhiều, hoặc khí trời, độ ẩm thay đổi đột ngột, gây tăng tiết dịch nhầy, trẻ có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn về việc thở, bú, và quấy khóc. Lúc đó mới nên sử dụng các biện pháp để giúp thông mũi trẻ. Một số trẻ có thể khụt khịt do bệnh lý như bất thường về cấu trúc mũi, thành mũi. Nhưng các bệnh này khá hiếm gặp, và thường sẽ biểu hiện bằng việc nghẹt mũi nặng, gây ảnh hưởng đến trẻ, và không cải thiện với với phương pháp nhỏ rửa mũi. Những trường hợp này nên đưa trẻ đi khám để được đánh giá chính xác và tư vấn hợp lý. Việc nhỏ/xịt mũi có thể làm trẻ khó chịu nên chỉ làm khi cần, và thường làm trước khi bú. Việc hút mũi trẻ nên được làm cẩn thận, vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ, vì vậy chỉ nên sử dụng khi thấy có nhiều dịch nhầy trong mũi. Không nên hút mũi khi không thấy dịch nhầy nào. Nên hút nhanh, nhẹ nhàng để giúp thông mũi nhanh hơn cho trẻ. Ngoài ra, nếu tiếng khóc tự nhiên khàn, là do viêm thanh quản cấp. Nguyên nhân có thể do khóc nhiều, virus... Thông thường sau 3-5 ngày tiếng khóc sẽ trong lên. Nếu khụt khịt, khàn tiếng kéo dài, ảnh hưởng đến trẻ, hoặc kèm theo các dấu hiệu khác như ho nhiều, sốt, khó thở, bú kém..., thì nên đưa bé đi khám để đánh giá và hướng dẫn điều trị đúng. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24) của MEDLATEC hoặc hotline 0945988588 (trong giờ hành chính), hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM Hệ thống y tế MEDLATEC: - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. - Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội - Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội - Phòng khám Đa khoa MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Chúc bạn và gia đình sức khoẻ! Bác sĩ Dương Thị Thuỷ.