Câu hỏi

Kính chào eDoctor. Tôi tên Nguyễn thế Toàn, giới tính: Nam. Độc thân. Tôi năm nay đã 63 tuổi, khoảng 1 tháng nay tôi thường xuyên chán ăn, mỗi bữa cố gắng chỉ được 1 chén đến 1 chén rưỡi với chút thức ăn, tôi uống nước tốt trên 2 lít/ ngày, ngủ sâu tốt, trong thời gian giãn cách tôi phải bỏ tập thể dục sớm, 1 tiếng/ngày, vì không ra ngoài được, chỉ tập ít ở nhà. Mong eDoctor tư vấn giúp cho tôi & hướng dẫn cách cải thiện trường hợp này. Chân thành cảm ơn. Kính.

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Lưu Thị Kim Nhung

Chào anh! Bệnh biếng ăn ở người lớn là một vấn đề cần thận trọng và không nên chủ quan, bởi nếu để lâu sẽ gây ra biếng ăn bệnh lý. 1. Nguyên nhân gây ra bệnh biếng ăn ở người lớn - Các bệnh về tiêu hóa. - Ăn kiêng quá mức. - Rối loạn giấc ngủ. - Lo lắng, căng thẳng, áp lực. - Các bệnh mãn tính: - Thiếu các vitamin và khoáng chất. 2 . Cách khắc phục bệnh biếng ăn ở người lớn - Nếu nguyên nhân là do stress, áp lực trong công việc thì cần tìm cách giải tỏa căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng các bữa ăn. - Có chế độ ăn lành mạnh, ăn đủ chất và lượng, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng; - Nên ăn cùng gia đình hoặc bạn bè để tạo không khí thoải mái, vui vẻ, kích thích ăn uống. Khi ăn nên nhai kỹ, không nên làm việc khác khi ăn như xem tivi. - Nên chia nhỏ các bữa ăn, khoảng 5 - 6 bữa/ngày để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu. - Xây dựng thực đơn phong phú với những món ăn yêu thích, các món được trang trí đẹp mắt để kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn; - Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng. - Bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin để kích thích và cải thiện vị giác như kẽm, sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin E. - Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp tiêu hao năng lượng, buộc phải bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời cũng giúp ăn ngon miệng hơn. Nếu sau khi tự điều trị tại nhà mà triệu chứng biếng ăn bệnh lý vẫn không thuyên giảm, anh nên đến gặp bác sĩ nội khoa để khám và điều trị nhé. Thân chào!

Nguồn: edoctor

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 13:37 06/10/2021
Em là Kiên, cho em hỏi nếu tiêm vaccine covid mũi 1 mà mũi 2 mình tiêm trễ so với quy định có dẫn đến hậu quả gì không ạ? nếu trễ thì mình được trễ bao lâu? vaccine có dần mất tác dụng không ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 07:57 30/09/2021
Dạ chào bác sĩ, em năm nay 28 tuổi, hôm nay em có đi khám sàng lọc trước khi tiêm vacxin ngừa Covid-19, kết quả em bị dị ứng với kháng sinh nên không thể tiêm được, bác sĩ cho em hỏi vậy em có thể tiêm loại vacxin ngừa Covid loại nào được ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 11:42 28/09/2021
Hiện tại em 17 tuổi và đang học 12, gần đây em rất hay căng thẳng và nhức đầu. Không đủ giấc ngủ do áp lực học tập, hay bị căng thẳng suy nghĩ rất nhiều khi bị nhiều thứ chi phối như học tập thầy cô chỉ trích vấn đề sức khoẻ. Mỗi khi như vậy em rất hay bị căng thẳng đến chóng mặt và khóc. Nên em muốn kiểm tra tâm lí bản thân có stress hay là rối loạn tâm lí hay không ạ ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:51 27/09/2021
Cháu chào bác sĩ. Xin bác sĩ tư vấn cho cháu một chút ạ. Mẹ cháu và chị gái cháu đang có tiền sử bệnh tuyến giáp. Vậy cháu xin là người bị bệnh tuyến giáp có tiêm được vac-xin covid không ạ. Cháu xin cảm ơn.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 13:24 25/09/2021
Em 27 tuổi. Giới tính nữ. Bác sĩ cho em hỏi em hay cười một mình, cười vô lý, cười chuyện riêng bất kể có người hay không có người, cười bất giác không kiểm soát được dù hoàn cảnh bên ngoài không phù hợp có sao không? có phải bệnh không? có cần chữa trị và uống thuốc không? vì em sợ lỡ có ai thấy em sẽ bị hiểu lầm. cám ơn bác sĩ 😔
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 05:41 25/09/2021
Em có em trai bị hội chứng sợ covid-19 trầm trọng. Em trai em đã được tiêm 2 mũi nhưng bị sợ covid-19 tới độ không dám ra ngoài đường, không dám tiếp xúc với bất cứ ai, không dám quay trở lại đi làm. Thậm chí ở nhà không dám đụng tới cái bàn cái ghế vì sợ có virus. Bàn chải thì bắt phải ngâm nước sôi. Một ngày tắm tới 10 lần vì sợ virus, tay thì rửa tay bằng xà bông tới mức da khô nứt hết. Em trai em luôn nghĩ xung quanh em luôn có virus dù nhà cửa vẫn được mở thông thoáng dọn dẹp thường xuyên. Khu vực nơi em ở không có ca nhiễm. Trong gia đình thì lúc trước có gia đình bên ngoại bị nhiễm và có 1 cậu tử vong, những người còn lại đều khỏe mạnh. Đây cũng có thể là một trong số những nguyên nhân dẫn đến việc sợ quá độ của em trai em như vậy. Rất mong bác sĩ cho em lời khuyên mà biện pháp để chữa trị hội chứng này.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 10:07 24/09/2021
Dạ Cho e hỏi , Uống Trà Hoa Đậu Biếc Bông Tươi với nước đá có tác dụng trị bệnh không ạ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Tâm Thần