Câu hỏi
Thi thoảng cháu bị đau nhức xương khuỷu tay và ống đồng. Cháu bị đau nhức khó chịu trong xương. B/s giải thích cho cháu với ạ
Bác sĩ tư vấn
BS. Trần Tiến Tùng
* Đau nhức trong xương là tình trạng xuất hiện các cơn đau trong xương ở tay, chân. Bệnh xảy ra do chấn thương hoặc gặp phải những vấn đề bệnh lý về xương khớp. Bao gồm: 1. Bệnh loãng xương: Bệnh phổ biến ở người già và phụ nữ tuổi mãn kinh. Khi bị loãng xương, người bệnh sẽ cảm thấy buồn bằn trong xương. Xuất hiện các cơn đau thường xuyên ở xương ống chân, xương cột sống và xương chậu… 2. Bệnh viêm đau khớp gối: Biểu hiện đau nhức xương ống chân kèm theo tê buốt có thể xảy ra khi người bệnh bị viêm đau khớp gối. Bệnh lý này thường phát sinh khi khớp đầu gối bị chấn thương hoặc do tràn dịch khớp gối hoặc thoái hóa xương khớp. 3. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Khi lượng nhân nhầy trong đĩa đệm cột sống thắt lưng thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chúng có thể gây chèn ép mạch máu, tủy sống và dây thần kinh dẫn đến các cơn đau nhức nghiêm trọng. Tình trạng đau do bệnh lý này có khả năng gia tăng nhanh chóng, lan rộng xuống vùng mông và di chuyển đến cả khớp ở hai chân. 4. Bệnh gút: Khi mắc phải bệnh gút, người bệnh rất hay gặp phải cơn trong xương ống chân. Bệnh có thể được hình thành và phát triển ở nhiều khớp khắc nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, khớp ngón tay, ngón chân, mắt cá chân và khớp đầu gối là những vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất. 5. Bệnh thoái hóa khớp: Đau nhức trong xương cẳng tay, ống chân cũng là một trong những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp. 6. Bệnh ung thư xương: Ung thư xương khi phát triển có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức trong xương ở các chi 7. Các bệnh lý ngoài xương khớp: Ngoài các bệnh xương khớp, hiện tượng đau nhức trong xương ở các chi còn phát sinh do một số bệnh lý sau: - Bệnh tiểu đường. - Bệnh xơ vữa động mạch. - Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. 8. Do chấn thương, chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý: - Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu vitamin D và canxi) - Xương ở cẳng tay, cánh tay, ống chân bị tổn thương: gây ra các cơn đau khi người bệnh duy trì những thói quen sinh hoạt không hợp lý như: Nằm ngủ sai tư thế, chỉ nằm từ 1 hoặc 2 tư thế trong lúc ngủ. Thường xuyên bưng bê và mang vác các vật nặng. Đi lại quá nhiều, ngồi xổm hoặc thường đứng lâu một chỗ. Không khởi động kỹ trước khi luyện tập thể dục, thể thao. Quá trình luyện tập, làm việc quá sức, tạo áp lực lên xương. - Chấn thương: xương khớp bị chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, khi tập luyện thể thao hoặc do va chạm mạnh - Thời tiết chuyển mùa: Thời tiết chuyển lạnh kéo dài hoặc thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cho các mạch máu bị co lại làm cản trở quá trình lưu thông máu đến xương khớp. - Sụn và xương phát triển quá nhanh: ở trẻ nhỏ và lứa tuổi thanh thiếu niên, sụn và xương có thể phát triển quá nhanh. Trong khi các phần khác trong cơ thể không bắt kịp dẫn đến đau nhức. * Có thể kiểm soát cơn đau bằng những cách sau đây: 1. Kiểm soát cơn đau bằng cách thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. - Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc, tập luyện gắng sức. - Hạn chế mang vác vật nặng và mang vác sau tư thế. - Massage để kích thích quá trình lưu thông máu. Đồng thời giúp thư giãn cơ bắp chân và xương khớp. - Luyện tập nhẹ nhàng: hạn chế vận động thường xuyên hoặc chơi những môn thể thao quá sức. Người bệnh chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, không tạo ra nhiều áp lực cho xương cẳng chân. - Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao. - Kiểm soát căng thẳng - Tắm bằng nước ấm. - Không đi lại quá nhiều hoặc đứng, ngồi một chỗ quá lâu. - Chườm nóng, chườm lạnh để giúp làm dịu những cơn đau. 2. Chế độ ăn uống khoa học. - Người bệnh nên bổ sung canxi từ các thực phẩm: khoai lang, hạt hướng dương, sữa, bông cải xanh, các loại đậu non nguyên vỏ… - Sử dụng thực phẩm giàu vitamin D: cá, sò, cá, trứng cá, sữa, chế phẩm từ đậu nành… - Ăn nhiều các thực phẩm giàu omega-3. - Không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá. 3. Sử dụng thảo dược thiên nhiên điều trị đau nhức trong xương ống chân: Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng đau nhức trong xương ống chân bằng cách sử các loại thảo dược từ thiên nhiên để đắp hoặc uống như: Lá lốt, Cây cỏ xước, Gừng tươi… 4. Sử dụng thuốc tây y chữa đau nhức trong xương ống chân: - Thuốc giảm đau: Paracetamol hay Efferalgan - Thuốc chống viêm không chứa steroid như: Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen… - Thuốc Corticoid - Thuốc giãn cơ: Myonal và Mydocalm… Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức của bạn, bạn cần đi khám ít nhất 1 lần để chắc chắn không phải do một nguyên nhân nghiêm trọng. Chúc bạn sức khỏe !