Câu hỏi

thưa bác sỹ, đo huyết áp ngồi thì kết quả thường cao hơn đo nằm, vậy thế nào là chính xác?

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Dương Thị Thuỷ

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới MedOn, Có 4 tư thế để đo huyết áp bao gồm: - Tư thế ngồi: Là tư thế thường xuyên được sử dụng trong thăm khám và điều trị. Chỉ nên thực hiện đo huyết áp ở tư thế ngồi khi người bệnh ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng. Lưu ý khi đo huyết áp ở tư thế ngồi, để chỉ số đo được chính xác nhất cần đặt cánh tay ngang với vị trí của tim. - Tư thế đứng: có thể là tư thế đứng thẳng hoặc tư thế đứng nghiêng trong nghiệm pháp bàn nghiêng. Tư thế này được ứng dụng trong việc kiểm tra huyết áp để xác định chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng - Tư thế nằm ngửa: Là tư thế sử dụng nhiều cho các người bệnh có sức khỏe yếu, gặp khó khăn trong việc vận động, đứng ngồi. - Tư thế nằm ngửa bắt chéo chân. Huyết áp sẽ thay đổi theo tư thế là điều rất bình thường, và dĩ nhiên sự dao động này sẽ nằm trong giới hạn cho phép. Tuy huyết áp khi nằm và khi ngồi khác nhau nhưng huyết áp khi nằm cao hơn khi ngồi chỉ đôi chút (không quá 5-10 mmHg). Vậy để đo huyết áp tư thế ngồi bạn cần lưu ý như trên là được. Trước khi đo nên nghỉ ngơi 10-14 phút. Và đo 2 lần để lấy huyết áp trung bình. Chúc bạn và gia đình sức khỏe, Bác sĩ Dương Thị Thuỷ.

Nguồn: medon

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 12:50 30/07/2021
Thưa bs E bi gần 2 tuần mấy di bv bs noi e bi trao ngược da đầy - thực quản , rối loạn lo âu e uong thuoc r mà ko khỏi giờ khó thở nhìu bs cho e hoi bệnh gì ạ ..?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 08:29 30/07/2021
Xin chào Bác sỹ . Tôi là một bệnh nhân tim mạch , tôi đã mổ tim và thay van hai lá nhân tạo từ năm 2003 . Tôi xin hỏi quý bệnh viện , lịch sử bệnh và tình trạng của tôi như vậy tôi có được tiêm phòng Covid 19 không ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 03:17 26/07/2021
Tôi 57 tuổi, là nữ. Tôi có bệnh cao huyết áp, thuốc tôi uống hàng ngày là: 1 viên amplor, 1 viên concor, 2 viên vastarenl, 1 viên tanatil, 2 viên paracetam. Huyết áp tôi đo có lúc là 105/65, nhịp tim 80. Nhưng tôi thường xuyên mất thăng bằng như khi ngồi trên ghế. Bác sĩ có thể cho giải thích dùm tôi nguyên nhân gây nên hiện tượng trên. Chân thành cám ơn.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 02:55 22/07/2021
Thưa Bác sĩ, có người nhận xét là: bác sĩ VN cấp cứu, mổ xẻ thì tuyệt vời, còn việc khuyên bệnh nhân nên uống thuốc mỡ máu, huyết áp cả đời khi các chỉ số đã trở lại bình thường là sai lầm (với điều kiện là bệnh nhân phải theo dõi, kiểm soát các biểu hiện bất thường của mình rất thường xuyên, có máy đo huyết áp & lượng đường trong nhà). Ý kiến bác sĩ về nhận xét trên như thế nào ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 13:04 21/07/2021
Thưa Bs Ngọc Anh, chồng tôi 65 tuổi, từ 2014 anh ấy dùng thuốc cao HA vì chỉ số 140/90. Từ 2020 đến nay anh không uống nữa do HA ổn định từ khoảng 120-130/75-80. Nhưng 1 đêm cách đây 1 tháng, anh vã mồ hôi và HA lên 180/95, nên anh dậy tự lấy thuốc hạ HA uống, khoảng 1h sau HA ổn cho tới giờ không uống thuốc lại nữa! Mong Bác sĩ tư vấn giúp về tình trạng này ạ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 14:33 17/07/2021
Thưa bác sĩ , em năm nay 23t, dạo gần đây tim em có hiện tượng bất thường. Lâu lâu trong ngày nhịp tim lại đập nhanh bất thường (120~140bpm) , huyết áp tâm thu cũng tăng đến 140~150 và thường kéo dài trong 30p. Trong lúc xảy ra, em không bị đau ngực hay choáng, chỉ là cảm giác rất khó chịu trong người và có hơi khó thở. Em đã đi xét nghiệm tuyến giáp và cortisol và siêu âm tim đều bình thường. Mong bác sĩ chẩn đoán và đưa ra lời khuyên. Em cám ơn.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 17:41 16/07/2021
Bác sĩ cho tôi hỏi mẹ tôi năm nay 80 tuổi mới bị áo huyết cao và được bác sĩ cho uống thuốc hạ huyết áp. Sau khoảng 10 ngày uống đều thì huyết áp còn 65/110. Vậy mẹ tôi có phải uống tiếp thuốc hạ huyết áp nữa không ạ.Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Tim Mạch