Câu hỏi
Xin chào bác sĩ,tôi đi khám thì kết quả bị gout nồng độ axit uric là 484. Được nửa năm rồi mỗi ngày tôi ăn không quá 100 gam thịt trắng. Cơn đau cấp nó vẫn chưa đến nhưng thỉnh thoảng đêm đến các khớp cổ tay ,chân nó dấm dứt đau.xin hỏi bs tôi nên ăn chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Bác sĩ tư vấn
BS. Trần Minh Hùng
Chào anh, Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh. Nguyên tắc chế độ ăn trong phòng bệnh Gút: Đảm bảo bữa ăn có đủ các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối Đảm bảo cân đối giữa các thành phần sinh nặng lượng(Đạm-Béo-Đường). Tỉ lệ năng lượng do các thành phần cung cấp nên là: Đạm : Béo : Đường = 12-15% : 18-20% : 65-70 % Ăn vừa phải các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin: các loại thịt, hải sản, các loại phủ tạng Cần có sự lựa chọn và phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hàng ngày Không uống quá nhiều và kéo dài rượu, bia, cà phê Luôn uống đủ nước Chế độ ăn trong điều trị bệnh Gút: Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều axit uric (nhóm III): óc, gan, bầu dục các loại phủ tạng, nước ninh xương, luộc thịt.... Ăn vừa phải các loại thực phẩm có hàm lượng axit uric trung bình (nhóm II): Thịt, cá, hải sản, đậu đỗ..... các thực phẩm nhóm II chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 lần. Sử dụng các thực phẩm chứa ít axit uric trong chế biến bữa ăn hàng ngày: ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, phomát, rau quả Hạn chế đồ uống gây tăng axit uric máu: rượu, bia, chè, cà phê. Ăn nhiều rau quả không chua. Hạn chế ăn các loại quả chua vì làm tăng thêm độ axit trong máu. Lượng đường, bột trong khẩu phần (gạo, bột mì, đường, bánh,kẹo có thể sử dụng với tỉ lệ cao hơn người bình thường một chút) Uống nước có tính kiềm: nước rau, nước khoáng Uống đủ nước hàng ngày. *Hàm lượng Purin trong một số loại thực phẩm (tính theo mg trong 100mg thực phẩm) Nhóm 1: Nhân Purin thấp (5-15mg): Ngũ cốc, dầu, mỡ, trứng, sữa, rau, quả, hạt Nhóm 2: Nhân Purin trung bình (50- 150mg): Thịt, cá, hải sản, đậu, đỗ Nhóm 3: Nhân Purin cao (trên 150mg): Óc, gan, bầu dục, cá trích, nấm, măng tây, nước dùng thịt Nhóm 4: Các loại đồ uống chứa nhân Purin: Rượu, bia, cà phê, chè Để điều trị bệnh Gút có hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn theo bệnh và sử dụng thuốc chữa bệnh hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.