Câu hỏi
Chào bác sỹ, Cháu muốn tư vấn giúp về việc tiêm vacxin trước khi mang thai. Cháu có thực hiện tiêm 2 mũi vacxin là Rubella và thủy đậu trong 1 ngày, hiện tại là đã có kết quả mang thai. Tính từ ngày tiêm đến ngày thụ thai là khoảng 20 ngày. Bác sỹ tư vấn cho c xem như vậy có ảnh hưởng gì tới thai hay không? chế độ ăn uống và khám như thế nào ạ. Xin cảm ơn bác sỹ
Bác sĩ tư vấn
BS. Bs.Thân Ngọc Tuấn
Bạn Bích thân mến,Người mẹ bị bệnh Rubella trong thời kỳ mang thai, có nguy cơ gây tật bẩm sinh cho thai nhi, điều này đã được xác nhận. Vì vậy, để phòng bệnh cho người mẹ trong thời kỳ mang thai và tránh gây dị tật bất thường cho thai nhi, CDC (Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ) khuyến cáo: phụ nữ có dự định có thai, không nên có thai trong vòng 28 ngày sau khi tiêm chủng Rubella hoặc các vắc xin kết hợp có tác dụng phòng bệnh Rubella như MMR (sởi - quai bị - rubella). Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, CDC khuyến cáo chỉ nên có thai sau khi đã hoàn thành tiêm chủng vắc xin MMR mũi thứ hai sau 28 ngày. Còn việc người mẹ mang thai tiêm phòng Rubella có thể gây dị tật ở thai nhi chỉ là một giả thuyết. Vì vậy, CDC khuyến cáo: không tiêm phòng vắc xin rubella và các vắc xin phối hợp có tác dụng phòng bệnh rubella trong thời kỳ mang thai. Cũng theo CDC, việc tình cờ có thai sau khi tiêm vắc xin rubella không phải là chỉ định để chấm dứt thai kỳ, và trên thực tế chưa có dữ liệu báo cáo dị tật bẩm sinh ở thai nhi ở những bà mẹ tiêm Rubella trong 3 tháng đầu khi mang thai. Theo dữ liệu của CDC, theo dõi 226 phụ nữ tiêm vắc xin Rubella trong vòng 3 tháng trước và sau khi mang thai trong khoảng thời gian từ 1971 đến 1989, không thấy có bất thường dị tật bẩm sinh xảy ra với những đứa con của họ. Bạn phát hiện mang thai sau tiêm chủng khoảng 20 ngày, vì vậy theo thông tin khuyến cáo của CDC, bạn còn gần 1 tuần nữa mới tới ngưỡng an toàn cho phép. Vì vậy, bạn nên xem lại chính xác thời điểm tiêm cho tói khi bạn có thai. Và cần phải khám và quản lý thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chế độ ăn thì bạn cần ăn tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều năng lượng từ (rau, củ quả, thịt bò, tôm, cua, cá..), hạn chế ăn thực phẩm lạ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây tình trạng đi ngoài... Ngoài ra, bạn cần phải uống bổ sung sắt, acid folic, các vitamin và khoáng chất,... Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Bác sỹ Thân Ngọc Tuấn