Câu hỏi

Xin bác sỹ tư vấn cho em về kết quả của con trai em. E lo lắng quá

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Dương Thị Thuỷ

Gửi gia đình Thế Anh!Cảm ơn gia đình đã gửi câu hỏi cho iCNM, . Kết quả xét nghiệm của trẻ có: thiếu G6PD, tăng bạch cầu acid, tăng vitamin B12. 1. Thiếu Glucose-6-phosphatase dehydrogenase (G6PD) là bệnh lý về men thường gặp nhất ở người. Men này rất cần thiết cho sự tồn tại của hồng cầu, tăng cường sức bền của màng hồng cầu, chống lại sự phá vỡ hồng cầu sau sinh khi dùng các chất có tác dụng oxy hóa cũng như trong giai đoạn sơ sinh.  Đó là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể X. Theo cách di truyền này thì mẹ mang gen bệnh có thể truyền cho con trai, còn con gái chỉ có thể bị khi bố bị bệnh và mẹ mang gen bệnh. Bệnh thể hiện ở nam giới dị hợp tử và nữ giới đồng hợp tử (nam chỉ cần 1 gen đã đủ biểu hiện bệnh trong khi nữ cần cả 2 gen bệnh mới biểu hiện bệnh). Đó là lý do vì sao nam gặp nhiều hơn nữ. Có nhiều kiểu đột biến gen khác nhau đã được ghi nhận và chúng quyết định mức độ nặng của bệnh. Cho đến nay có > 400 kiểu thiếu men G6PD đã được xác định.  Không triệu chứng là bệnh cảnh thường gặp nhất. Các bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện dưới dạng vàng da sơ sinh và thiếu máu tán huyết cấp: da vàng, vàng mắt, niêm mach nhợt... - Vàng da sơ sinh: Vàng da thường xuất hiện trong vòng từ 1-4 ngày cùng thời gian hoặc hơi sớm hơn vàng da sinh lý. Kernicterus là biến chứng hiếm gặp. - Thiếu máu tán huyết cấp: Biểu hiện lâm sàng là hậu quả của những tác nhân gây stress trên hồng cầu như thuốc hoặc các hoá chất có tính oxy - hoá, bệnh nhiễm trùng hoặc ăn món đậu fève. Người bị thiếu men G6PD sẽ có cuộc sống hoàn toàn bình thường, tuy nhiên khi sử dụng một số loại thức ăn, dược phẩm có khả năng oxy hóa thì sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: tan máu chứ không phải dị ứng. Người bị bệnh có thể tránh được các biến chứng xấu của bệnh khi tránh ăn đậu tằm, các loại thuốc, thực phẩm có chất oxy hóa và phải tuân thủ suốt đời. Các thuốc, thực phẩm nên tránh: - Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt có chứa aspirin hoặc phenacetin. - Các loại kháng sinh thuộc nhóm sulfonamide và sullfone. - Các thuốc kháng sốt rét như quinine, chloroquine, primaquine và các loại thuốc kháng sốt rét khác mà trong tên gọi có chữ “quine”. - Một số loại thuốc hay sử dụng như vitamin K, Xanh methylen dùng trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu. - Ăn một số thức ăn làm từ đậu tằm. - Tiếp xúc với băng phiến (viên long não),... 2. Tăng bạch cầu acid Thường tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng, dị ứng. Gia đình nên tẩy giun cho trẻ nếu chưa tẩy giun. 3. Vitamin B12 Đây là vitamin tan trong nước. Khi nồng độ b12 cao trong máu, sẽ đào thải qua nước tiểu. Tuy nhiên gia đình không nên bổ sung thuốc, thực phẩm chức năng có vitamin B12 . Để được tư vấn cụ thể, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tổng đài: 1900 56 56 56 hoặc trực tiếp tới MEDLATEC để gặp bác sỹ chuyên khoa. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Tải app tại icnm.vn/app Địa chỉ: MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Chúc gia đình sức khỏe! Bác sĩ Dương Thị Thủy.

Nguồn: icnm

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 03:11 31/10/2019
Dạ bác sỉ cho em hỏi, bé nhà em được 5 tháng và bú sữa ngoài hoàn toàn. Bé em bú sữa meiji nội địa nhật. Tầm 3 tháng nay bé em bị đi phân xanh liên tục mỗi ngày hoặc 2 ngày mới đi 1 lần em có cho bé uống men vi sinh thì bé hết xong lại đi phân xanh lại. Mấy hôm nay em có để ý mỗi lần bé bú xong là bị mẫn đỏ quanh miệng nhưng tầm 1 đến 2 tiếng sau là tự lặn. Cho em hỏi có phải bé em bị dị ứng đạm sữa bò và chất sắt trong sữa không ạ? Em có nên đổi sữa similac alimentum hoặc enfamil prosobee không ạ? Em cám ơn bác sỉ nhiều ạ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 02:53 31/10/2019
Chào bác sĩ, Em 27 tuổi, bị sảy thai 2 lần ( đều ở tuần thứ 5, chậm kinh 5-8 ngày và chưa hình thành phôi thai) sau khi tiến hành các xét nghiệm e có 2 vấn đề như sau: 1, Tăng kích kích vệ tinh ở nhiễm sắc thể số 22 2, đột biến dị hợp tử gen MTHFR 1298 và đồng hợp tử PAL-1/serpine 1 Vậy bác sĩ cho e hỏi phác đồ điều trị trong trường hợp của em sẽ là như thế nào ạ? Có cần uống thuốc trước khi mang bầu trở lại và sẽ kế hoạch trong thời gian bao lâu? Có cần tiêm Lovenox trong suốt quá trình mang thai sau này không ạ? Em cảm ơn,
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 01:29 31/10/2019
Xin bác sỹ tư vấn giúp tôi! Bé trai nhà tôi được 30 ngày tuổi, sau sinh 4 ngày thì phát hiện vàng da vùng mặt và mắt, đến nay vẫn vàng. Cháu vẫn ăn ngủ bình thường, xin bác sĩ tư vấn ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 00:35 31/10/2019
bs cho e hỏi năm 2016 e có thai và xét nghiệm anti thì bị dương tính như trong ảnh.còn năm nay e có thai e xét nghiệm thấy ko bị nhiễm .liệu trc đã bị nhiễm giờ ko bị nhiễm anti nữa có đúng ko ạ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 00:15 31/10/2019
chào bac sỹ. xét nghiêm progesteron của em thấy cao hơn bình thường.vậy có vấn đề gì không ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 20:33 30/10/2019
con trai tôi sắp 2t , 14kg nhung từ trước tới giờ luôn ngủ trái giờ , như là thức tới 2-3h sáng , có khi hơn , rồi ngủ tới trưa chiều hoặc có khi tới 2-3h chiều dù đã dùng thuốc ngủ loại nhẹ cho bé ngủ đúng giờ vẫn không có tác dụng, sửa giấc cũng không tác dụng - bé quấy khóc dữ dội và vẫn ngủ giờ giấc như vậy , ngủ khong sâu giấc , ngủ lúc 11-12h đêm thì chỉ ngủ khoảng 5-10phút , cao nhất là 1tiếng rồi lại thức đến sáng ,truớc ngủ và sau khi thức dậy quấy khóc dữ dội ,hơn 4 tháng có dấu hiệu ăn dặm nhưng cho ăn gì cũng không ăn hoặc ăn rất ít và bây giờ cũng không chịu uống nước , mấy tháng đầu lên cân tốt như 6-7th đã tầm 10kg nhưng càng về sau càng chậm tăng cân , nhiều tháng nay cứ lên vài trăm gram rồi lại xuống , răng thì đã mọc 14 cây , do ngủ máy lạnh nên không biết có mồ hôi trộm hay không, cao gần 90cm , lúc sơ sinh bé có bệnh viêm phế quản - viêm phổi nhẹ , thiếu canxi ( có phơi nắng cho bé 1tuần -10ngày và thường xuyên bổ sung cãni ống cho bé ) , rối loạn tiêu hoá - nôn trớ thì bị thường xuyên , buớc qua 4th tuổi thì thỉnh thoảng bị táo bón càng ngày thì bị thường xuyên hơn đi khám thì bs bảo về uống thuốc tái khám cũng không bảo nghiêm trọng hay không , cũng không nói nguyên nhân, chỉ dặn cố cho bé ăn nhiều rau củ trong khi có nói là không ép được vì bé sẽ nôn ra hết ! mấy tháng trước bé sốt cao tái đi tái lại kèm nôn ói không ăn uống được , đi bv khám không tìm ra bệnh và thuyên giảm nên đi khám ngoài thì bs siêu âm nói ruột bé tụ dịch nhầy phân làm tắc ruột làm sưng phù ruột , uống thuốc tái khám vài lần thấy hết thì ngưng không khám tiếp , bây giờ thì bé táo bón nặng và thường xuyên hơn đã dùng nhiều biện pháp vẫn không bớt .... - bs cho hỏi có phải bé thiếu canxi không? vì là mẹ đơn thân ,1 mình trông bé phải thức khuya theo con , không thể dậy sớm phơi nắng cho bé nên phải bổ sung canxi ống , vậy có phải do bổ sung canxi không đúng cách gây ra việc táo bón của bé không ạ? hay do bé bị bệnh gì phải không bs? bs xem giúp ảnh bên dưới bé như vậy có gì bất thường ạ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 16:56 30/10/2019
Bạn gái em hay bị viêm nhiễm nấm ngứa phụ khoa Vừa rồi bạn gái em có đi chữa và bác sĩ có bảo là em cũng cần phải kiểm tra xem có bị nấm hay không. Nhưng em có tìm hiểu trên mạng và em không thấy mình có biểu hiện gì bất thường. Bác sĩ có thể tư vấn cho em tại sao bạn gái em lại hay bị mắc phải bệnh viêm nhiễm nấm ngứa không ạ
Bác Sĩ Tư Vấn
Tổng Quát