Câu hỏi

Xin chào bác sĩ. Con em được 6 tháng tuổi, bé nặng 8,5 kg. E bắt đầu cho cháu ăn dặm bằng bột ngọt được gần 1 tuần. Nhưng cháu không chịu ăn, lúc ăn em đã thử mọi cách để dỗ cháu nhưng không hiệu quả, em cũng đã đổi loại sữa bột nhưng vẫn không được. E có tập cho cháu uống sữa ngoài nhưng cháu khóc và không chịu uống. E đi có việc từ sáng đến trưa mà cháu ở nhà cũng nhất định không ăn bột hay uống sữa ngoài. E phải làm gì để cải thiện tình hình biếng ăn của cháu thưa bác sĩ?. Và tầm tháng của cháu thì e có thể cho cháu ăn dặm những loại thức ăn nào?. E xin trân thành cảm ơn.

Bác sĩ tư vấn

Doctor Avatar

BS. Trần Huỳnh Mai Thanh

Chào bạn. Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi, đây là thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm. Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Giai đoạn này, trẻ cần ăn dặm bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau: Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm. Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A. Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Để giúp bé thích thú ngồi vào bàn ăn bạn hãy hoạt náo bàn ăn với những món ăn được trang trí thật ngộ nghĩnh và sinh động nhé! Bánh mỳ gối là món ăn rất dễ tạo hình, từ một lát bánh vuông tẻ nhạt, mẹ chỉ cần sáng tạo vài đường dao là sẽ có ngay một món ăn hấp dẫn giàu dinh dưỡng cho con, đặc biệt là tạo hình các bạn động vật. Mẹ nên cắt phần vỏ bánh để làm các họa tiết nhỏ trang trí như mắt, mũi, tai, tay, chân…, còn phần ruột trắng thì để tạo hình các phần cơ thể khác của con vật. Một “chiêu” nho nhỏ và hãy cắt hoa quả và sắp xếp thành những hình khối thú vị, đặc trưng nhất là hình cầu vồng để bé thêm hứng thú và cũng học thêm được nhiều điều qua bữa ăn của mình. Đơn giản hơn, ba mẹ có thể dùng que xiên hoa quả thành xiên và xếp gọn gàng cạnh nhau cũng tuyệt! Chính bố mẹ cũng phải hào hứng với thức ăn Nếu trong bữa ăn, người bố tỏ vẻ chán nản với đồ ăn hay người mẹ thực hiện chế độ ăn kiêng khác biệt với cả nhà, trẻ sẽ rất dễ học theo. Bạn không thể bắt con mình ăn ngoan, ăn nhiều khi chính mình cũng kết thúc bữa ăn sớm. Vì thế, hãy ăn những món giống của con mình và thể hiện sự thích thú, hào hứng với món ăn. “Dụ” con cùng vào bếp Trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu món ăn là ‘tác phẩm’ do chính tay trẻ làm ra. Hãy để con phụ giúp bạn các công việc trong bếp như nhặt rau, khuấy trứng,... Cảm giác được góp phần tạo nên bữa ăn, chịu trách nhiệm cho bữa ăn sẽ kích thích bé nếm thử hơn rất nhiều. Đặt món mới cạnh món trẻ vốn yêu thích Bữa ăn vừa có món trẻ vốn thích ăn sẵn, vừa có món mới sẽ giúp trẻ tiếp nhận món mới dễ dàng hơn. Hãy khuyến khích con nếm món mới, nếu không nếm thì chỉ cần chạm, sờ, ngửi và liếm cũng được. Rèn cho con nếp ăn cùng gia đình Việc cả gia đình ăn cùng nhau không chỉ tạo nên không khí thân mật, ấm cúng mà còn kích thích trẻ dễ ăn hơn. Bố mẹ đừng vì thấy con ăn chậm, “khảnh ăn” mà cho con ăn thành bữa riêng, tách biệt với cả nhà. Điều này càng làm bé ăn kém hiệu quả hơn và không sửa được những tật xấu khi ăn của mình vì xung quanh bé không có người để bé noi gương và bắt chước. Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt có ga trong nhà Bố mẹ cần hết sức tránh việc chất đầy ắp trong tủ nhà mình các loại đồ ăn vặt như bánh kẹo hay nước ngọt, đặc biệt là lúc gần giờ ăn cơm. Trẻ được ăn thỏa thích các món này sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Ngoài ra, đây là những thực phẩm ăn nhiều không tốt cho răng miệng, chỉ làm trẻ nhanh đầy bụng nhưng nghèo nàn dinh dưỡng. Thân.

Nguồn: edoctor

Các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khoẻ cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và tuân theo hướng dẫn trực tiếp từ Bác sĩ.

Tham khảo thêm

Câu hỏi 13:09 01/06/2016
Xin chào bác sĩ, Tôi bị thiếu máu, suy nhược sắc nên dùng thuốc bổ loại nào cho tốt
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 16:14 13/04/2016
Xin chào bác sĩ, Bái sĩ có thể cho em chế độ ăn uống của người đang điều trị phục hồi chức năng không ạ ?!!!
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 04:14 08/04/2016
Xin chào bác sĩ, toi muốn giam cận thị thì p lam gì
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 03:44 07/04/2016
Xin chào bác sĩ, em cao 1m80 nặng 62kg. Hơi gầy 1 chút làm thế nào để có thể tăng cân nhanh để có 1 vóc dáng cân đối ạ.
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 01:56 07/04/2016
Xin chào bác sĩ,cho tôi hỏi tôi muốn người béo ra thì phải cần ăn uống như thế nào ?
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 03:47 05/04/2016
Xin chào bác sĩ, mỗi ngày ăn bao nhiêu gr lạc mốc thì có khả năng nguy cơ ung thư cao? Cảm ơn bac sỹ!
Bác Sĩ Tư Vấn
Câu hỏi 06:15 29/03/2016
Xin chào bác sĩ, tôi đọc khá nhiều bài về chế biến bảo quản đồ ăn dặm cho bé nhưng vẫn có một số thắc mắc mong bác sỹ giải đáp giúp. Tôi hiện tại đang chế biến đồ ăn của bé bằng cách nấu chín đồ ăn cho vào từng hộp chia các bữa trữ đông. Sáng hôm sau ăn sẽ mang ra rã đông ở ngăn mát tối hôm trước. Với rau củ tôi làm tương tự thức ăn còn rau xanh tôi hay để sống xay với 1 chút nước trữ đông và rã đông như với thức ăn. Tôi đi làm không có nhiều thời gian và con thì đi gửi nên làm như vậy để tiết kiệm thời gian. Tôi không biết làm như vậy có đảm bảo dinh dưỡng cũng như có gây hại gì cho bé không
Bác Sĩ Tư Vấn
Dinh Dưỡng